Hãng bay lâm vào tình trạng nguy hiểm, VABA đề xuất hỗ trợ cấp bách
Dịch bệnh COVID-19 lần 4 ở Việt Nam tới nay, các hãng bay lâm vào tình trạng nguy hiểm, doanh thu giảm 80-90%; dòng tiền thiếu hụt nghiêm trọng; nợ gốc và lãi tăng cao; các nguồn lực về tài sản, tài chính tích lũy của các hãng bị cạn kiệt.
Dịch COVID-19 kéo dài khiến các hãng bay lâm vào tình trạng nguy hiểm, VABA đề xuất hỗ trợ cấp bách – Ảnh: CÔNG TRUNG
Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết qua báo cáo của các hãng hàng không Việt Nam, cho thấy các hãng đang lâm vào tình trạng nguy hiểm khi doanh thu giảm mạnh, nợ gốc và lãi tăng cao, cơ hội tiếp cận với vốn vay đang rất khó khăn. Nhu cầu cần được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn là quan trọng nhất và cấp bách.
Trước tình trạng này, ông Bùi Doãn Nề – phó chủ tịch hiệp hội – cho biết đã có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh thông tư 03/2021 ngày 2-4-2021 (TT03) về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Qua đó, hiệp hội đề xuất 4 vấn đề cụ thể như sau:
Video đang HOT
Thứ nhất, mở rộng đối tượng, các khoản nợ được cơ cấu lại, cụ thể là áp dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ phải trả và phát sinh mới trong thời gian dịch bệnh bùng phát cho cả các khoản giải ngân cả trước và sau ngày 10-6-2020.
Thứ hai, kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các dư nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi; giữ nguyên nhóm nợ: việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí trong khoảng thời gian từ 23-1-2020 cho đến ngày liên kế sau 3 tháng – 6 tháng kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 (hoặc công bố trạng thái bình thường mới) theo quy định của thông tư 01/2020/TT-NHNN (TT01) thay vì giới hạn thời hạn tại 31-12-2021.
Lý do là sau khi hết dịch bệnh thì doanh nghiệp vẫn cần thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng để ổn định trở lại, trong khi dịch COVID-19 đã ảnh hưởng xuyên suốt năm 2020 cho đến nay và dự kiến còn tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài ít nhất là hết năm 2021.
Thứ ba, đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, doanh nghiệp cũng cần có thời gian ổn định, phục hồi sản xuất, cải tiến: tới khi có doanh thu trở lại thì mới có tiền để trả nợ ngân hàng.
Thứ tư, TT01 và TT03 chỉ quy định cơ cấu lại nợ đối với các khoản vay, cho thuế tài chính, trong khi đại dịch ảnh hưởng đến các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh, do đó kiến nghị bổ sung áp dụng việc cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi đối với dư nợ phát sinh từ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như bảo lãnh…
Tới thời điểm này, ngành hàng không khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng Vietnam Airlines là hãng duy nhất được vay 4.000 tỉ đồng với lãi suất 0% từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi các hãng bay tư nhân đang vật lộn với tình trạng kiệt quệ tài chính và chưa nhận được hỗ trợ vay vốn.
Loạt địa phương tạm dừng đường hàng không tới TPHCM
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Thanh Hóa là những địa phương vừa tạm dừng khai thác đường bay tới "điểm nóng" TPHCM vì lo ngại diễn biến Covid-19 phức tạp, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
Hàng loạt địa phương tạm dừng đường bay tới TPHCM và ngược lại (Ảnh: Đỗ Linh).
Cụ thể, từ 0h hôm nay (5/7), theo đề xuất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã thống nhất chủ trương tạm dừng khai thác đường hàng không từ địa phương này tới TPHCM.
Theo đó, Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam thông báo tới các hãng hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tạm dừng khai thác bay chở khách từ TPHCM tới Thừa Thiên Huế và ngược lại. Các đường bay khác vẫn khai thác bình thường.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam xem xét giải quyết theo đề nghị của các hãng hàng không và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các chuyến bay đặc biệt nhằm phục vụ vận chuyển nhân viên y tế, vật tư, trang thiết bị y tế.
Cục Hàng không phối hợp với Cục Y tế GTVT và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế theo dõi tình hình dịch bệnh để có điều chỉnh khai thác vận tải hàng không đi/đến địa phương này kịp thời.
Trước đó, Bộ GTVT cũng đồng ý về chủ trương, thống nhất tạm dừng khai thác đường bay từ Thanh Hóa và Quảng Nam tới TPHCM và ngược lại theo văn bản đề nghị của hai địa phương này, từ 0h ngày 4/7.
Như vậy, tính tới thời điểm hiện nay các địa phương tạm dừng tiếp nhận các chuyến bay thương mại tới TPHCM gồm có Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Gia Lai, Kiên Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Ngày 4/7, tại cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp, khó dự đoán, khó lường tại khu vực TPHCM và các tỉnh xung quanh. Nếu không có biện pháp điều chỉnh nhanh, tích cực, hiệu quả hơn thì tình hình sẽ mất kiểm soát.
Thủ tướng yêu cầu, khi tiến hành các giải pháp nếu liên quan tới nhiều địa phương, TPHCM và các tỉnh lân cận cần hết sức cân nhắc, chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để đảm bảo lưu thông hàng hóa, sản xuất kinh doanh, người di chuyển qua lại phải đảm bảo an toàn, không làm lây lan dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ về phân luồng, phân tuyến, thời gian, quy trình vận chuyển hàng hóa...
Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco đồng loạt tăng phí từ ngày 9/5 Để nâng cao chất lượng phục vụ, giúp hệ thống bán vé được vận hành tốt hơn, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco đồng loại tăng phí quản trị hệ thống từ ngày mai 9/5. Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco và Bamboo Airways sẽ tăng phí quản trị hệ thống thêm 100.000 đồng/chặng bay. Đáng nói, phí này hành khách sẽ phải...