Hãng bay Jetstar Pacific từng suýt bị giải tán vì thua lỗ nặng
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng.
Thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) tại Đại hội cổ đông thường niên của Vietnam Airlines diễn ra ngày 10/5, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc cho biết, việc tái cơ cấu Jetstar Pacific là quá trình rất gian nan.
Cuối năm 2011, Jetstar Pacific đứng ngấp nghé bờ vực phá sản khi ngập trong khó khăn, lỗ lũy kế lên tới trên 2.400 tỷ đồng. Vào thời điểm đó, Jetstar Pacific có 7 máy bay với độ tuổi trung bình là 14,7 năm.
Sau một thời gian dài thua lỗ triền miên, đến năm 2014, Jetstar Pacific đã bắt đầu có lãi
Theo ông Thành, việc hãng hàng không giá rẻ duy nhất của Việt Nam trong thời điểm đó thua lỗ kéo dài, thậm chí không có đủ khả năng trả tiền nhiên liệu bay khiến Chính phủ đã tính chuyện “giải tán” Jetstar Pacific để cắt lỗ và giảm gánh nợ thị trường.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập và nhấn mạnh đây là phương án khả thi nhất nhằm cứu Jetstar trước bờ vực phá sản.
Do đó, để vực dậy hãng hàng không này, Chính phủ đã giao Vietnam Airlines tiếp nhận nguyên trạng phần vốn Nhà nước tại JPA, khi đó do Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) làm đại diện vốn chủ sở hữu.
Sau khi chuyển về Vietnam Airlines, thông qua các đợt tăng vốn điều lệ cho JPA theo thỏa thuận với cổ đông nước ngoài Qantas (Úc), Vietnam Airlines đã từng bước thực hiện tái cơ cấu toàn diện hãng hàng không này.
Trong đó có việc trẻ hóa đội bay thông qua việc trả trước hạn toàn bộ máy bay 5 chiếc B737-400 cũ đang khai thác để thay thế sang A320 đem lại hiệu suất cao hơn.
Video đang HOT
Nhân sự của Jetstar Pacific cũng được cấu trúc lại để giảm chi phí. Chiến lược phát triển thương hiệu kép VNA-JPA được áp dụng.
Những bước đi chiến lược này giúp JPA từng bước giảm lỗ, hoạt động có lãi nhẹ 8,4 tỷ đồng vào năm 2014; năm 2015 lãi trên 112 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2018, quy mô JPA đã được mở rộng hơn với đội bay gồm 15 chiếc A320 (có 150-180 ghế), tuổi trung bình 5,05 tuổi.
Đáng nói, lỗ lũy kế của Jestar Pacific hiện tại đã được xử lý hết qua các năm kể từ khi Vietnam Airlines tiếp quản.
Theo anninhthudo.vn
Xi măng Công Thanh lỗ luỹ kế hơn 2.000 tỷ đồng, Vietinbank bán nợ cho VAMC
Mặc dù được biết đến với vai trò là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn, tuy nhiên, Xi măng Công Thanh liên tiếp lâm vào cảnh làm ăn thua lỗ, nợ đầm đìa và mất cân đối tài chính. Mới đây, khoản nợ vay lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại Xi măng Công Thanh đã được "ông lớn" Vietinbank chuyển sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
CTCP Xi măng Công Thanh vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 với việc tiếp tục thua lỗ và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Giảm lỗ so với cùng kỳ nhưng vẫn bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục
Theo báo cáo tài chính của Xi măng Công Thanh, năm 2018, doanh thu thuần của công ty đạt 3.672 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán 3.092 tỷ đồng, giảm 3%.
Tuy nhiên do chi phí tài chính vẫn ở mức cao 842 tỷ đồng chủ yếu đến từ chi phí lãi vay (788 tỷ đồng) đã khiến Xi măng Công Thanh ghi nhận khoản lỗ 615 tỷ đồng, giảm nhẹ so với khoản lỗ 1.038 tỷ đồng của năm 2017.
Với mức lỗ 615 tỷ năm 2018, lỗ lũy kế của Xi măng Công Thanh đã lên đến 2.287 tỷ đồng, vượt quá vốn góp của chủ sở hữu (vốn điều lệ 900 tỷ). Cuối năm 2018, vốn chủ sở hữu ghi nhận giá trị âm 1.387 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 772 tỷ đồng do khoản lỗ lũy kế kể trên.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Xi măng Công Thanh cho thấy, lưu chuyển tiền thuần trong năm 2018 của doanh nghiệp chỉ còn âm gần 27 triệu đồng, trong khi năm 2017 là âm 12 tỷ. Trong đó, lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính âm 363 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước dương 113 tỷ. Ngược lại, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương 416 tỷ so với con số âm 78 tỷ của năm 2017.
Tại thời điểm 31.12.2018, tổng tài sản của Xi măng Công Thanh đạt 13.525 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm 7% xuống 421 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng giảm từ 303 tỷ đồng xuống 204 tỷ đồng.
Vay ngắn hạn 1.401 tỷ đồng, tăng 3% và chiếm 53% nợ ngắn hạn trong khi đó vay dài hạn ở mức 6.839 tỷ đồng, giảm 6% và chiếm 55% nợ dài hạn.
Tại báo cáo tài chính này, đơn vị kiểm toán Công ty TNHH PwC Việt Nam lưu ý, Xi măng Công Thanh phát sinh khoản lỗ sau thuế 615,4 tỷ đồng cho năm tài chính kết thúc 31.12.2018 và cũng tại ngày này khoản lỗ lũy kế của công ty vượt quá vốn góp chủ sở hữu một khoản là 1.386,9 tỷ đồng. Điều này, cùng với với đề khác liên quan đến khoản nợ của Xi măng Công Thanh tại Vietinbank cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
VietinBank chuyển nợ sang VAMC
Thể hiện trong báo cáo tài chính kiểm toán của Xi măng Công Thanh, PwC Việt Nam cho biết, các khoản nợ của công ty tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã bán lại cho Công ty Quản lý Tài sản các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) theo thông báo tại công văn số 5266 ngày 26.12.2018 của VietinBank và lịch trả nợ của công ty đã được cơ cấu lại.
Theo kế hoạch trả nợ mới, Xi măng Công Thanh cho biết có thể đáp ứng khả năng thanh toán các khoản thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm sau.
Tại báo cáo thuyết minh, trong 1.401 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn thì có 951 tỷ đồng nợ tại VietinBank được chuyển sang VAMC. Ngoài ra, Xi măng Công Thanh còn khoản nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) là 450 tỷ đồng.
Về nguồn vay dài hạn, tính đến cuối năm 2018, vay dài hạn của doanh nghiệp này tổng cộng là 6.839 tỷ đồng đã được VietinBank bán toàn bộ sang VAMC. Trong đó vay dài hạn đến hạn trả là 4.559 tỷ và trái phiếu thường đến hạn trả là 2.280 tỷ đồng.
Khoản vay dài hạn 4.559 tỷ được VietinBank bán lại cho VAMC và được VAMC ủy quyền thực hiện việc đòi nợ, thu hồi nợ gốc và lãi, quản lý tất cả các khoản nợ mà VietinBank đã bán lại cho VAMC, xử lý tài sản đảm bảo.
Trong phần chú thích báo cáo tài chính ghi rõ, theo biên bản làm việc giữa Xi măng Công Thanh và VAMC ngày 28.3.2019, VAMC yêu cầu công ty thực hiện thanh toán nợ theo kế hoạch đã đề xuất tại Văn bản số 110/2019/CCT ngày 14.2.2019. Lịch trả nợ có thể được điều chỉnh nếu tình hình hoạt động có thay đổi tốt hơn.
Theo đó, khoản vay dài hạn được cơ cấu đến năm 2035 và công ty phải thanh toán nợ gốc từ 2017 đến 2035 dựa trên lịch trả nợ đã thỏa thuận. Phần thanh toán lãi vay lũy kế đến 2018 sẽ được phân bổ trả từ 2022 đến 2027. Phần lãi vay phát sinh sau đó sẽ phân bổ để trả theo kế hoạch dòng tiền 2022-2035. Phần lãi phát sinh còn lại chưa trả sẽ được thanh toán hết đến 2035.
Với khoản trái phiếu thường 2.280 tỷ, lịch trả nợ được điều chỉnh như sau: năm 2018 trả 50 tỷ, năm 2019 là 150 tỷ, năm 2020 là 200 tỷ và giai đoạn 2021-2035 thanh toán tiền nợ gốc còn lại. Với phần lãi trái phiếu lũy kế đến 2018 sẽ thanh toán từ 2022 đến 2027, phần lãi phát sinh giai đoạn sau sẽ thanh toán từ 2022 đến 2035.
Theo danviet.vn
Vì sao Vietnam Airlines im lặng sau dấu hỏi về khoản lỗ hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific? Dù dư luận đặt câu hỏi về khoản lỗ ròng hơn 4.000 tỷ tại Jetstar Pacific suốt thời gian qua và "ai là người chịu trách nhiệm?" nhưng phía Vietnam Airlines vẫn im lặng. Như Chất lượng Việt Nam Online (Vietq.vn) đã đề cập trước đó, trong bản cáo bạch niêm yết của CTCP Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; VNA), năm 2018...