Hãng bay Indonesia tiêm vaccine Covid-19 cho khách
Hãng hàng không Indonesia Garuda bắt đầu tiêm vaccine cho hành khách kể từ ngày 30/6, một phần trong nỗ lực giảm tác động của Covid-19 trên cả nước.
Chương trình diễn ra tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta. Năng lực tiêm phòng của hãng là 200 du khách nội địa mỗi ngày. Khoảng 20 người đã tiêm vaccine miễn phí trong ngày đầu triển khai.
Cecep Taufiqurohman, 32 tuổi, cho biết: “Vaccine khiến chúng tôi tự tin hơn, song chúng tôi vẫn phải tuân thủ quy định y tế vì chưa được miễn dịch 100%. Nhưng ít nhất chúng tôi đã yên tâm rồi”.
Hành khách Rika Fitriani cho biết cô phải chật vật tìm nơi tiêm liều vaccine thứ hai sau khi lỡ lịch hẹn vào tháng 5. Chương trình của Garuda cho phép cô tiêm chủng và có thể đi du lịch trở lại.
“Tôi sợ đám đông trong những ngày này vì có con nhỏ, vậy nên tôi chọn Garuda để có thể được đi nghỉ”, cô nói.
Video đang HOT
Cecep Taufiqurohman, 32 tuổi, được tiêm vaccine Covid-19 tại sân bay quốc tế Soekarno Hatta, Indonesia, ngày 30/6. Ảnh: Reuters
Người dân chủ yếu dùng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Trước đó, chương trình tiêm chủng của Indonesia diễn ra chậm chạp. Từ tháng 1 đến tháng 6, 13 triệu trong số hơn 270 triệu người được tiêm đủ hai liều. Nước này ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục trong ba ngày qua. Giới chức đang xem xét áp đặt biện pháp phong tỏa khẩn cấp để ngăn ngừa virus lây lan.
Ade Susardi, giám đốc Dịch vụ của Indonesia Garuda, bày tỏ: “Chúng ta có thể đạt miễn dịch cộng đồng và đẩy lùi đại dịch”.
Tổng thống Joko Widodo hôm 30/6 cam kết tăng năng suất tiêm chủng lên một triệu liều vaccine mỗi ngày vào tháng 7, hai triệu liều vào tháng 8 so với mức hiện nay là 200.000-300.000 liều mỗi ngày.
Đến nay, Indonesia đã tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19 cho 10% dân số, tương đương với 25 triệu người. Trong đó, 13,37 triệu người đã tiêm đủ hai liều.
Biến chủng Delta đẩy Indonesia đến bờ vực thảm họa
Biến chủng Delta dễ lây lan hơn khiến ca Covid-19 Indonesia tăng chưa từng có, làm quá tải các bệnh viện ở vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á.
"Mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến biến chủng Delta đẩy Indonesia đến gần hơn tới bờ vực thảm họa Covid-19", Jan Gelfand, trưởng phái đoàn Indonesia của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), hôm 29/6 cho hay. Ông đồng thời kêu gọi thúc đẩy tiếp cận vaccine Covid-19 tốt hơn trên toàn cầu.
Trong vài ngày qua, Indonesia liên tục ghi nhận kỷ lục ca nhiễm mới với hơn 20.000 trường hợp được báo cáo mỗi ngày. Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đang phải vật lộn với đợt gia tăng đột biến do biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao và hoạt động đi lại nhiều của người dân trong kỳ nghỉ lễ Hồi giáo tháng trước.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 trong căn lều dựng bên ngoài bệnh viện ở thành phố Bogor, Indonesia hôm 29/6. Ảnh: AFP .
Các bệnh viện ở một số "khu vực đỏ" đã báo cáo tình trạng quá tải, bao gồm thủ đô Jakarta, với 93% giường bệnh đã được sử dụng tính đến 27/6. Bộ trưởng Y tế Indonesia đang thúc đẩy các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn để kiểm soát đợt bùng dịch chưa từng có.
"Các bệnh viện đã kín chỗ vì ca nhiễm tăng lên do việc đi lại và tuân thủ lỏng lẻo các quy định y tế. Tình trạng càng tồi tệ hơn do biến chủng Delta", quan chức cấp cao Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi nói.
Do bệnh viện quá tải, nhiều gia đình bệnh nhân Covid-19 đang tìm cách tự điều trị. Hôm 29/6, Taufik Hidayat, 51 tuổi, ngược xuôi cả ngày để tìm nguồn oxy.
"Tôi đang xếp hàng ở đây để nạp oxy cho vợ và con trai dương tính nCoV. Tôi đã đi một vòng và toàn bộ oxy đều đã được bán hết", ông cho hay.
Người bán oxy tại các khu vực khác ở Jakarta nói rằng kho dự trữ của họ cũng đã cạn, nhưng Sulung Mulia Putra, quan chức sở y tế Jakarta, cho biết tình trạng thiếu hụt chỉ là tạm thời và vấn đề phân phối đang được giải quyết.
Indonesia đang thúc đẩy tiêm chủng đại trà để ngăn virus, nhưng chỉ mới 13,3 triệu trong số 181,5 triệu dân cần tiêm chủng đã được tiêm đủ hai liều. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Nhật Bản sẽ cung cấp hai triệu liều vaccine AstraZeneca cho nước này vào tháng 7. Indonesia hiện nhận được tổng cộng 104 triệu liều vaccine.
Các nước ASEAN tích cực tìm kiếm nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA của Nga, Chủ tịch Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar Min Aung Hlaing cho biết nước này đang đàm phán mua 7 triệu liều vaccine Sputnik ngừa COVID-19 của Nga, sau khi ban đầu dự định mua 2 triệu liều nhằm giải quyết làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 mới. Tuy nhiên, ông không...