Hãng Asiana sẽ nối lại 13 tuyến bay quốc tế vào tháng 6 năm 2020
Asiana cũng tăng cường số chuyến bay trên sáu tuyến khác đến thành phố như Frankfurt (Đức), Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Máy bay của hãng hàng không Asiana Airlines tại sân bay Gimpo, Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN)
Hãng hàng không lớn thứ hai của Hàn Quốc Asiana Airlines Inc. ngày 14/5 thông báo sẽ nối lại các chuyến bay trên 13 tuyến quốc tế vào tháng tới, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 dường như đã qua “đỉnh” dịch.
Theo kế hoạch, Asiana dự kiến từ ngày 1/6 sẽ khởi động lại các dịch vụ trên 13 tuyến bay quốc tế, trong đó có 1 tuyến đến Seattle (Mỹ) và 12 tuyến đến các thành phố Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Video đang HOT
Asiana cũng tăng cường số chuyến bay trên sáu tuyến khác đến thành phố như Frankfurt (Đức), Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.
Phát ngôn viên của Asiana cho hay, quyết định trên được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của giới doanh nghiệp, trong khi nhu cầu đi chơi nghỉ dưỡng vẫn chưa phục hồi do còn lo sợ dịch COVID-19.
Tính đến ngày 1/6, Asiana cung cấp dịch vụ bay cho 64 thành phố tại 21 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua 75 tuyến quốc tế.
Asiana và các hãng hàng không nội địa khác đã ngừng hầu hết các tuyến bay quốc tế kể từ tháng 3/2020, khi ngày càng có nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh do lo ngại dịch COVID-19.
Trong số những biện pháp tự giải cứu, Asiana đã cho 10.500 nhân viên nghỉ phép không lương 15 ngày/tháng trong tháng 4/2020 cho đến khi hoạt động kinh doanh trở lại bình thường. Các quan lý của Asiana cũng đồng ý giảm 60% lương.
Trong nỗ lực nhằm giúp Asiana sống sót, hai ngân hàng của Hàn Quốc là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) và Ngân hàng Xuất-Nhập khẩu Hàn Quốc (Eximbank) có kế hoạch bơm tổng cộng 1,700 tỷ won (khoảng 73 triệu USD) vào hãng hàng không đang thiếu hụt tiền mặt này./.
Australia có 50% số ca mắc Covid-19 thuộc chủng đột biến
Kết quả nghiên cứu này được cho là có thể sẽ ảnh hưởng đến chương trình phát triển vaccine cũng như liệu trình điều trị các ca mắc Covid-19.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia cho thấy, 50% số ca mắc Covid-19 tại nước này thuộc chủng virus đột biến nhưng không dễ lây lan hơn so với chủng virus ban đầu như đánh giá của các nhà nghiên quốc tế. Kết quả nghiên cứu này được cho là có thể sẽ ảnh hưởng đến chương trình phát triển vaccine cũng như liệu trình điều trị các ca mắc Covid-19.
Giáo sư Seshadri Vasan, Trưởng nhóm nghiên cứu mầm bệnh nguy hiểm của Cơ quan Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Australia. Nguồn India UK News
Theo kết quả nghiên cứu mới của Cơ quan Nghiên cứu khoa học Australia (CSIRO), 50% số ca mắc Covid-19 tại nước này thuộc chủng virus đột biến, trong đó 2/3 số ca mắc chủng virus đột biến là tại các bang Victoria và Tây Australia, nhưng tỉ lệ này chỉ là 1/3 tại các bang New South Wales và Queensland.
Hồi đầu tuần này, các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đã phát hiện được 14 đột biến trong protein của virus SARS-CoV-2, trong đó đột biến D614G được cho là cần quan tâm khẩn cấp và phát hiện này có thể ảnh hưởng đến chương trình phát triển vaccine, bởi khi virus biến đổi thì các loại vaccine đang được phát triển có thể không hiệu quả đối với các chủng đột biến.
Trong một nghiên cứu được Cơ quan Nghiên cứu khoa học Australia công bố vào tháng 4 vừa qua, Giáo sư Seshadri Vasan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm của cơ quan này cho biết, việc xuất hiện chủng virus đột biến là không bất ngờ và môi trường là một yếu tố dẫn đến hiện tượng biến đổi này.
Giáo sư Vasancũng cho rằng các chủng đột biến mới không làm tăng tốc độ lây nhiễm như suy đoán của các nhà khoa học quốc tế và trong các nghiên cứu tiếp theo, các nhà khoa học Australia sẽ tập trung nghiên cứu về các chủng đột biến gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, nhưng gây thời gian mắc bệnh kéo dài.
Theo nhận định của Giáo sư Vasan, hiện tượng đột biến sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình phát triển vaccine Covid-19 và trên thực tế hàng năm các nhà khoa học vẫn tiến hành điều chỉnh vaccine cúm mùa cho các khu vực khác nhau thuộc Bắc và Nam bán cầu.
Tuy nhiên, Giáo sư Vasan cũng cho biết do nhiều loại vaccine Covid-19 đang được phát triển cho các khu vực có số ca nhiễm đột biến nên các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ điều này và các đột biến khác của virus./.
Pháp xúc tiến nối lại hoạt động phục dựng Nhà thờ Đức Bà Kể cả khi dịch bệnh COVID-19 chưa bùng phát thì việc phục dựng đã rất phức tạp khi các nhân viên phải dọn dẹp các đám tro bụi có hàm lượng chì cao do phần mái nhà thờ bị cháy gây ra. Nhà thờ Đức Bà Paris đang được tu sửa sau vụ hỏa hoạn. (Ảnh: THX/TTXVN) Ngày 27/4, các chuyên gia xây...