Hàn – Trung – Nhật gần mặt, cách lòng
Hôm nay (7/11), các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán tại Seoul để thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế. Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên vùng biển Hoa Đông và biển Nhật Bản giữa 3 nước.
Những tranh cãi trên biển Hoa Đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hội đàm
Gây thêm căng thẳng
Cuôc đam phan lần này là cuộc gặp 3 bên lần thứ 8 kể từ khi lãnh đạo Hàn – Nhật – Trung nhất trí tiến hành đối thoại tại một cuộc họp thượng đỉnh 3 bên hồi tháng 1/2007. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh đang tồn tại những căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Còn quan hệ Hàn – Nhật cũng trở nên lạnh nhạt hơn do mâu thuẫn trong nhận thức về lịch sử thời chiến và tranh chấp về chủ quyền quần đảo Dokdo/Takeshima trên Biển Nhật Bản.
Trước khi cuộc hội đàm diễn ra, đã có một số động thái gây thêm căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc. Hãng tin Kyodo đưa tin, vào khoảng 1h10′ sáng ngày 5/11, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu Trung Quốc vì tình nghi khai thác san hô trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật. Thuyền trưởng tàu khai thác san hô Trung Quốc đã đi vào vùng biển nằm gọn trong vùng EEZ của Nhật Bản, cách đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa khoảng 42km về phía Đông – Đông Bắc. Ngoài thuyền trưởng, trên tàu còn có 11 thủy thủ. Tất cả đều là công dân Trung Quốc. Trước đó, hồi tháng 2 và 3 năm nay, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đã bắt giữ một số thuyền trưởng tàu khai thác san hô Trung Quốc do hoạt động trái phép tại vùng biển này.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 5/11, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ra báo cáo chỉ trích Hàn Quốc xuyên tạc lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền của Hàn Quốc đối với quần đảo ở biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông) mà Nhật Bản gọi là Takeshima, còn Hàn Quốc gọi là Dokdo. Báo cáo này được trình lên một ủy ban đặc biệt về vấn đề lãnh thổ thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền hồi tháng trước và chuyển cho Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 5/11 nhấn mạnh, Hàn Quốc đã “xuyên tạc các tài liệu và chứng cứ liên quan (về lịch sử của Takeshima) cho phù hợp với tuyên bố chủ quyền của họ như thể quần đảo này là lãnh thổ của họ”.
“Ngoại giao nguy hiểm”
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn BBC, Phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Katsunobo Kato cho biết, Tokyo thực sự thất vọng về bình luận của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye khi cho rằng sẽ là vô nghĩa nếu tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa bà và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong khi Tokyo từ chối xin lỗi về “những hành vi sai trái trong quá khứ”.
Giới phân tích chính trị cho rằng, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang có những hành động “cố tình gây xung đột” với các nước Đông Á khác và điều này có thể đưa Nhật Bản vào tình thế “ngoại giao nguy hiểm”. Theo nhà phân tích chính trị tại Tokyo – Jiro Honzaum, chính quyền Abe đang theo đuổi việc “đảm bảo an ninh quốc gia”, nhưng nó chỉ là vỏ bọc cho sự bào chữa về quyền tự vệ tập thể – một nỗ lực nhằm có tiếng nói lớn hơn trong lĩnh vực phòng vệ quốc tế. “Mục đích cuối cùng trong những hành động của ông Abe là biến Nhật Bản thành nước bá chủ tại Đông Á, thậm chí là Châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Chương 9 trong Hiến pháp Nhật Bản là một trở ngại lớn để ông đạt được mục đích. Họ đã làm rất nhiều điều, trong đó có việc thăm đền Yasukuni để cố tình tạo xung đột với Trung Quốc và Hàn Quốc, sau đó họ tận dụng xung đột này để tiếp tục kế hoạch sửa đổi Hiến pháp. Sẽ chẳng nước nào vui mừng nếu Nhật Bản muốn sửa đổi Hiến pháp và lặp lại con đường cũ như một đất nước quân sự”.
Ông Honzaum cũng cho rằng, ông Abe đã thất bại trong việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước khác trong những năm gần đây. “Nhật Bản có dân số lớn nhưng lại hạn chế về các nguồn tài nguyên. Hoà bình và ổn định của Nhật Bản sẽ không được đảm bảo nếu thất bại trong việc giữ mối quan hệ tốt với Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Theo GTVT
Biển Đông: Trung Quốc đã đã chịu nhượng bộ?
Trái với dự đoán của giới phân tích, Trung Quốc hôm qua (30/6) đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm tránh xung đột vào tháng 9 tới. Đây là một thành công bất ngờ của hội nghị ASEAN bởi cách đây 1 năm, Trung Quốc vẫn còn từ chối đàm phán về bộ quy tắc này. Việc Trung Quốc chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ít nhất cũng cho thấy cường quốc số 1 Châu Á này đã ít nhiều chịu nhượng bộ trước ASEAN.
Ngoại trưởng Trung Quốc tại hội nghị ASEAN
Hội nghị ASEAN ở Brunei với một trong những trọng tâm chính là vấn đề Biển Đông diễn ra trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông đang leo thang, đặc biệt là giữa Trung Quốc và Philippines. Trước thềm hội nghị, với những diễn biến không thuận chiều trong cuộc tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila cùng những lời đe dọa, cảnh báo đầy cứng rắn của giới quan chức và báo chí Trung Quốc, người ta ít hy vọng về một kết quả khả quan trong việc thúc đẩy Bắc Kinh tiến hành đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Thậm chí, có nhà phân tích còn tin rằng, Trung Quốc sẽ tìm cách câu giờ, trì hoãn tiến trình này để có thêm thời gian tập hợp đủ ảnh hưởng cũng như sức mạnh trước khi gây sức ép buộc các nước có tranh chấp ở Biển Đông phải thoái lui trước họ.
Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra. Ngày hôm qua, Trung Quốc đã đồng ý tiến hành "các cuộc tham vấn chính thức" với ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (CoC) được đề xuất nhằm kiểm soát, quản lý các hành động của hải quân các nước trong khu vực biển nóng bỏng bởi các tranh chấp này. Các cuộc đàm phán về CoC sẽ diễn ra tại hội nghị ASEAN-Trung Quốc vào tháng 9 tới. Đây là một bước đi mà Ngoại trưởng Thái Lan ca ngợi là "rất có ý nghĩa".
Hai bên đã đồng ý cùng nhau đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trong cuộc họp giữa Ngoại trưởng ASEAN với Trung Quốc sau một cuộc họp đặc biệt của ASEAN về vấn đề Biển Đông vào tháng 8 tới ở Thái Lan.
"Chúng tôi đã nhất trí hợp tác hàng hải để biến những vùng biển xung quanh thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu như vậy với giới phóng viên ở Brunei.
"Cả Trung Quốc và các nước ở ven Biển Đông đều đang nỗ lực tạo sự ổn định ở khu vực biển này. Tôi tin, bất kỳ hành động nào của các nước có liên quan đi ngược với xu thế đó đều sẽ không được các nước khác ủng hộ và cũng sẽ không thành công", ông Vương Nghị cho biết.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc còn dùng những từ có cánh để miêu tả về quan hệ giữa nước này với ASEAN. Ông Vương Nghị nói: "Các nước ASEAN và Trung Quốc là hàng xóm thân thiết và chúng ta giống như thành viên của một gia đình lớn. Chúng tôi tin rằng, một ASEAN đoàn kết, thống nhất, năng động và thịnh vượng là lợi ích của Trung Quốc".
Việc Trung Quốc đồng ý đàm phán với ASEAN về một loạt quy định nhằm tránh xung đột ở Biển Đông đã giành được sự khen ngợi từ các nhà ngoại giao, thậm chí kể cả khi Philippines vừa cảnh báo về sự "quân sự hóa ngày càng tăng" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul đã ca ngợi mối quan hệ "mạnh mẽ" giữa khối ASEAN với Trung Quốc. Các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là "một tiến trình đòi hỏi thời gian, sự kiên nhẫn và thận trọng. Tôi tin tưởng rằng, với quyết tâm mạnh mẽ của các bên, tiến trình đó sẽ không bị kéo dài", ông Surapong đã nói như vậy.
Theo vietbao
"Chiêu" bí mật của ông Putin về đàm phán lãnh thổ Sau cuộc hội đàm giữa các nguyên thủ quốc gia của Nga và Nhật Bản vào ngày 29.4.2013, các nhà báo đã chứng kiến sự bùng nổ bất thường của Tổng thống Nga V. Putin. Thủ tướng Nhật Bản Abe và Tổng thống Nga Putin trong tuyên bố chung hai nước. Tức giận với phóng viên đã đặt câu hỏi có tính khiêu...