Hàn Quốc xem xét sửa các bức tường ở sân bay sau thảm kịch Jeju Air
Hàn Quốc xem xét sửa đổi các bức tường bê tông tại sân bay sau vụ ta.i nạ.n máy bay thảm khốc của hãng Jeju Air.
Ảnh vệ tinh cho thấy tường bê tông cuối đường băng ở sân bay Muan (Ảnh: Reuters).
Hàn Quốc đang lên kế hoạch xem xét lại các bức tường bê tông được xây dựng ở cuối một số đường băng sân bay sau khi máy bay của hãng Jeju Air đã va chạm vào bức tường khi cố gắng hạ cánh khẩn cấp vào cuối tháng trước, khiến gần như tất cả hành khách thiệ.t mạn.g.
Bộ trưởng Giao thông Park Sang-woo cho biết trong một buổi họp báo ngày 7/1 rằng chính quyền sẽ điều chỉnh tất cả các cấu trúc bê tông tại các sân bay địa phương được thiết kế để lắp các thiết bị định hướng cho máy bay.
“Dù các bức tường này có tuân thủ quy định hay không, chúng tôi sẽ ngay lập tức cải thiện chúng theo hướng ưu tiên an toàn hơn”, ông Park nói.
Ông không cung cấp chi tiết về cách chính phủ dự định thực hiện các thay đổi này. Trước đó, các quan chức giao thông Hàn Quốc đã nói rằng các thiết bị này được xây dựng theo đúng quy định địa phương.
Quyết định này được đưa ra khi chính quyền Hàn Quốc cố gắng trấn an dư luận về an toàn hàng không sau vụ ta.i nạ.n của máy bay Jeju Air, khiến 179 người thiệ.t mạn.g vào sáng ngày 29 tháng 12 năm 2024. Chỉ có 2 người sống sót trong vụ ta.i nạ.n.
Video đang HOT
Chiếc máy bay Boeing 737-800 đã cố gắng hạ cánh khẩn cấp trong tình trạng không mở càng đáp, trượt bụng trên đường băng và phát nổ sau khi đâ.m vào bức tường bê tông.
Vụ ta.i nạ.n xảy ra chỉ vài phút sau khi tháp điều khiển không lưu cảnh báo phi công về nguy cơ va chạm với chim.
Khi các quan chức Hàn Quốc điều tra vụ ta.i nạ.n, bức tường bê tông đặt ở cuối đường băng đã thu hút sự chú ý. Trong khi các quốc gia khác cũng sử dụng các loại thiết bị định hướng tương tự để hướng dẫn máy bay hạ cánh, các thiết bị này thường được thiết kế dễ gãy để tránh va chạm gây chế.t người giống như trường hợp của chuyến bay Jeju Air.
Cảnh sát đã khám xét văn phòng tại sân bay Muan vào tuần trước sau khi các chuyên gia đặt câu hỏi về thiết kế sân bay, đặc biệt là cấu trúc bê tông.
Nhóm điều tra chung cho biết đã tìm thấy một chiếc lông chim trong một trong hai động cơ, ông Lee Seung-yeol, trưởng nhóm điều tra, cho biết trong buổi họp báo.
Nhóm điều tra đang tìm hiểu loại chim đã va chạm với máy bay và liệu động cơ thứ hai cũng có thể đã bị ảnh hưởng bởi va chạm với chim hay không, ông Lee nói thêm.
Các quan chức dự kiến chia sẻ một số bản ghi âm từ máy ghi âm buồng lái được thu hồi từ đống đổ nát. Thiết bị này chứa các đoạn ghi âm giao tiếp của phi công và âm thanh động cơ trong 2 giờ cuối cùng.
Một bằng chứng quan trọng khác, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay theo dõi các thông số quan trọng như độ cao, lộ trình và hoạt động của động cơ khi hệ thống điện vẫn hoạt động, đã được gửi đến Mỹ để sửa chữa.
Việc tải xuống, giải mã và phân tích dữ liệu từ thiết bị này có thể mất ít nhất một tuần, các nhà điều tra cho biết.
Ông Lee nói rằng còn quá sớm để kết luận nguyên nhân vụ ta.i nạ.n và nhóm điều tra sẽ chờ dữ liệu từ hai thiết bị này để đưa ra kết luận cuối cùng.
Ở giai đoạn này, họ giả định rằng máy bay có va chạm với chim ở ít nhất một trong các động cơ, dựa trên đoạn video do công chúng chia sẻ, ông Lee cho biết, dù họ chưa kết luận rằng vụ va chạm cũng dẫn đến việc động cơ ngừng hoạt động.
Phi công sân bay Muan: Trước giờ tôi cứ tưởng rào chắn bê tông là đống đất
Một phi công tại Sân bay Muan (Hàn Quốc) nói rằng trước giờ ông vẫn đinh ninh rào chắn trên đường băng trong sân bay mà chiếc máy bay của hãng Jeju Air đâ.m vào rồi phát nổ làm 179 người chế.t là đống đất chứ chưa từng biết đó là một cấu trúc bê tông.
Ngày 2-1, một phi công với bảy năm kinh nghiệm tại Sân bay Quốc tế Muan (Hàn Quốc) nói rằng ông chưa từng được thông báo về sự tồn tại của một rào chắn bê tông có chứa thiết bị định vị trên đường băng, theo hãng thông tấn Yonhap.
Kết cấu bê tông này được cho là đã làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của thảm kịch máy bay tại Sân bay Muan cuối tuần trước. Chiếc máy bay của hãng Jeju Air chở 181 người đã va phải gò bê tông khi hạ cánh bằng bụng. Lực va chạm mạnh được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ nổ kinh hoàng của chiếc máy bay.
Ngày 2-1, các nhà điều tra tìm kiếm gần hiện trường thảm kịch máy bay tại Sân bay Muan (tỉnh South Jeolla, Hàn Quốc). Ảnh: YONHAP
Trả lời phỏng vấn Yonhap, vị phi công kiêm huấn luyện viên bay (không nêu tên) nói rằng ông không thể phân biệt được gò bê tông với một đống đất thông thường.
"Tôi đã nhìn thấy cấu trúc này từ trên cao trong vô số lần cất và hạ cánh, và luôn nghĩ rằng đó chỉ là một đống đất. Chưa bao giờ tôi nghĩ nó được làm bằng bê tông" - vị phi công nói.
"Không có bất kỳ thông tin nào trên bản đồ sân bay hay trong các tài liệu hướng dẫn chỉ ra rằng cấu trúc này thực chất là một kết cấu bê tông cao 2 m và dày 4 m. Nhiều phi công khác cũng không hề biết về kết cấu thật sự của nó" - ông nói thêm.
Ngoài ra, viên phi công cũng đề cập vấn đề máy bay va phải chim - một nguyên nhân khác có thể liên quan vụ ta.i nạ.n.
Ông giải thích rằng các phi công thường xuyên theo dõi hoạt động của chim thông qua Dịch vụ Thông tin Nhà ga Sân bay (ATIS).
"Theo kinh nghiệm của tôi, chim va vào máy bay xảy ra khoảng một lần mỗi năm và thường chỉ ảnh hưởng đến cánh máy bay. Chúng tôi luôn kiểm tra điều kiện thời tiết qua tần số liên lạc, và gần đây sân bay Muan thường xuyên phát cảnh báo hàng ngày về hoạt động của chim. Các kiểm soát viên không lưu cũng thông báo ngay nếu phát hiện chim trên đường băng" - ông nói thêm.
Ngày 29-12-2024, một máy bay của hãng hàng không Jeju Air chở 175 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã không thể hạ càng đáp trong lúc hạ cánh và đã hạ cách bằng bụng, chiếc máy bay trượt khỏi đường băng tông vào rào chắn bê tông và nổ tung tại Sân bay Muan ở huyện Muan, tỉnh South Jeolla.
Thảm kịch khiến 179 người chế.t, chỉ có hai thành viên phi hành đoàn sống sót.
Nguyên nhân chính xác gây ra thảm kịch vẫn chưa được xác định. Hàn Quốc đang mở cuộc điều tra quy mô lớn để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.
Bên cạnh thông tin ban đầu rằng máy bay va phải chim là nguyên nhân của vụ việc, nhiều suy đoán cho rằng việc Jeju Air khai thác máy bay với tần suất quá mức và việc có rào chắn bê tông tại đường băng của Sân bay quốc tế Muan là một phần nguyên nhân gây ra thảm kịch.
Giới chuyên gia đề xuất thay đổi quy định về khu vực an toàn đường băng Theo hãng tin Yonhap, ngày 31/12, các chuyên gia thuộc lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi các quy định về an toàn sân bay, đặc biệt là tại khu vực an toàn đường băng, trong bối cảnh nhiều quan điểm cho rằng chính bước tường gần đường băng ở sân bay Muan góp...