Hàn Quốc và Israel ký FTA
Ngày 12/5, Hàn Quốc và Israel đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương tập trung vào việc mở rộng quan hệ kinh tế, một động thái có thể giúp nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng tốc xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô.
Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee (phải) và người đồng cấp Israel Amir Peretz (trái) tại lễ ký ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 12/5/2021. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cho biết Bộ trưởng Yoo Myung-hee đã chính thức ký thỏa thuận trên với người đồng cấp Israel Amir Peretz trong một buổi lễ ở Seoul.
Bộ trưởng Yoo Myung-hee cho biết: “FTA với Israel sẽ không chỉ tập trung vào việc giảm thuế hay cải thiện môi trường kinh doanh, mà còn là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế của hai nước nhờ sự tăng tốc hợp tác trong các ngành công nghiệp tiên tiến”.
Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên ký FTA với Israel, thỏa thuận được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ tư châu Á giành lợi thế so với các nước láng giềng khác như Trung Quốc và Nhật Bản. Theo FTA này, Hàn Quốc sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 95,2% sản phẩm của đối tác, trong khi Israel sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với 95,1% mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc vào nước này.
Video đang HOT
Thuế đánh vào ô tô xuất khẩu của Hàn Quốc, hiện đang ở mức 7%, sẽ được dỡ bỏ ngay lập tức, cùng với mức thuế 6 – 12% đối với phụ tùng ô tô. Hai mặt hàng này chiếm 47% xuất khẩu của Hàn Quốc sang quốc gia Trung Đông. Các mặt hàng hưởng lợi khác của Hàn Quốc còn có các sản phẩm dệt may và mỹ phẩm, với mức thuế tương ứng 6% và 12% sẽ được dỡ bỏ.
Hàn Quốc cũng sẽ xóa bỏ thuế 30% đối với nho Israel. Tuy nhiên, Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc cho biết loại thuế này sẽ được dỡ bỏ theo từng giai đoạn trong thời gian 7 năm do có sự phản đối của nông dân Hàn Quốc. Trong khi đó, thuế đối với dụng cụ y tế của Israel, hiện ở mức 8%, sẽ được xóa bỏ sau 10 năm nữa.
Hàn Quốc, cường quốc thế giới về chip nhớ, cho biết thêm nước này sẽ ngay lập tức dỡ bỏ thuế đối với các thiết bị liên quan tới mặt hàng này nhập khẩu từ Israel. Người lao động Hàn Quốc tại Israel sẽ được phép gia hạn thời gian lưu trú (hiện tối đa là 63 tháng) tại quốc gia Trung Đông này.
Hàn Quốc đặt mục tiêu FTA này có hiệu lực trong năm nay. Hàn Quốc đã và đang nỗ lực mở rộng danh mục các FTA ký với các nước cùng với nỗ lực đối phó với chủ nghĩa bảo hộ và gần đây là thảm họa kinh tế do đại dịch COVID-19. Hiện tại, Hàn Quốc đã ký FTA với 17 quốc gia và khu vực, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Một số FTA hiện đang chờ Quốc hội Hàn Quốc thông qua, trong đó có các FTA với Indonesia và Campuchia.
Cùng ngày, Hàn Quốc và Israel tuyên bố sẽ mở rộng hợp tác trong các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) để chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu COVID-19 và tiến sâu hơn vào các ngành mới phát triển, trong đó có robot và công nghệ sinh học.
Thông báo này được đưa ra sau khi hai nước quyết định sửa đổi hoàn toàn thỏa thuận ký cách đây 20 năm về trao đổi công nghệ. Theo thỏa thuận sửa đổi, mỗi quốc gia sẽ chi 4 triệu US/năm cho các dự án R&D chung, con số này tăng gấp đôi so với ngân sách hàng năm 2 triệu USD trước đó.
Hàn Quốc và Israel đã ký thỏa thuận về nghiên cứu và phát triển công nghiệp vào năm 1999. Dựa trên thỏa thuận này, hai nước đã thành lập một quỹ R&D chung vào năm 2001. Trong 20 năm qua, hai nước đã huy động được tổng số vốn 65 triệu USD, hỗ trợ hơn 180 dự án. Hai nước có kế hoạch mở rộng hợp tác sản xuất ô tô chạy bằng pin nhiên liệu hydro và công nghệ tự lái.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hàn Quốc Moon Sung-wook nêu rõ: “Cùng với FTA, thỏa thuận sửa đổi về hợp tác công nghệ sẽ mở đường cho hai nước thúc đẩy hơn nữa trao đổi, thương mại và đầu tư. Công nghệ bán dẫn và thông tin – truyền thông của Hàn Quốc và khả năng của Israel trong việc khởi động các công ty khởi nghiệp có thể tạo ra các cơ hội hợp tác và đầu tư mới”.
Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc âm mưu triển khai thêm các tổ hợp tên lửa THAAD
Ngày 2/11, một tờ báo của Triều Tiên đã cáo buộc Hàn Quốc âm mưu triển khai thêm một dàn pháo thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, cảnh báo động thái mạnh mẽ như vậy sẽ dẫn đến "sự tự hủy diệt".
Một hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc
Trang tin Uriminzokkiri khẳng định rằng Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí trong các cuộc hội đàm giữa các bộ trưởng quốc phòng gần đây để đưa ra một kế hoạch dài hạn cho việc triển khai hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD), nói rằng kế hoạch này nhằm mở đường để triển khai các tổ hợp THAAD bổ sung.
Trang tin cũng chỉ trích Seoul về kế hoạch tham gia các cuộc tập trận quân sự với Mỹ, bao gồm Global Thunder do Mỹ dẫn đầu.
Trang tin cũng cáo buộc "các kế hoạch chi viện quân sự của họ như tập trận chung và triển khai THAAD là hành động liều lĩnh gây nguy cơ chiến tranh và leo thang căng thẳng ở Bán đảo Triều Tiên và các khu vực lân cận", đồng thời cảnh báo rằng nó sẽ "chỉ dẫn đến tự sự hủy diệt."
Năm 2016, Hàn Quốc và Mỹ đã quyết định triển khai tổ hợp THAAD tại Hàn Quốc để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên.
Trung Quốc phản đối kịch liệt quyết định này, cho rằng có thể được sử dụng để chống lại nước này, bất chấp sự đảm bảo nhiều lần từ Washington và Seoul rằng mục đích chỉ nhằm đối phó với các mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đã được triển khai tại quận Seongju trung tâm của Hàn Quốc vào năm 2017.
Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc có xu hướng giảm Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (CDC) cho biết tính đến ngày 2/11, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 26.732 ca mắc Covid-19, tăng 97 ca so với số liệu một ngày trước đó. Như vậy, kể từ ngày 27/10 (88 ca), số ca mắc mới đã giảm xuống mốc hai chữ số sau 6 ngày. Tuy nhiên, đây chưa phải...