Hàn Quốc tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông
Hàn Quốc vừa lên tiếng ủng hộ chuyến tuần tra của tàu quân sự Mỹ ở Biển Đông và kêu gọi tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển này.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter – Ảnh: AFP
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo lên tiếng ủng hộ quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, một tuần sau khi quân đội Mỹ huy động tàu khu trục USS Lassen tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông.
“Quan điểm của chúng tôi là tự do hàng hải và hàng không phải được tôn trọng ở khu vực này, và bất kỳ xung đột nào cũng cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế”, tờ Wall Street Journal trích phát biểu của ông Han hôm 2.11.
Phát biểu của ông Han được đưa ra sau khi ông có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ, Ashton Carter. Tuyên bố này cũng được cho là lần hiếm hoi Hàn Quốc thể hiện quan điểm của nước này đối với tranh chấp ở Biển Đông, điều mà lâu nay Seoul né tránh vì sợ làm ảnh hưởng đến quan hệ với Bắc Kinh.
Trong cuộc họp thượng đỉnh tay ba Trung-Nhật-Hàn tuần qua ở Seoul, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tránh đề cập vấn đề Biển Đông ngay cả khi được sự gợi ý hợp tác của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Video đang HOT
“Ông Carter nhường như chỉ muốn lợi dụng người Hàn để nói điều gì đó trong khi người Trung Quốc đang ở đây”, ông John Delury, phó giáo sư tại Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định, với hàm ý nói rằng Mỹ muốn Hàn Quốc lên tiếng về vấn đề Biển Đông khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có mặt ở Seoul tham dự cuộc họp tay ba.
Washington chắc hẳn đã không hài lòng khi phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc chỉ được đưa ra sau khi Thủ tướng Trung Quốc đã bay về Bắc Kinh.
“Người Mỹ đang cố gắng ép người Hàn phải lên tiếng về Biển Đông trong khi họ không muốn”, ông Delury nói tiếp.
Mỹ nhiều lần thúc giục Hàn Quốc, với tư cách nước đồng minh của Mỹ, thể hiện quan điểm về Biển Đông. Tuy nhiên, đáp lại trông đợi của Washington chỉ là sự im lặng hoặc thái độ trung lập của Seoul.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tư lệnh Mỹ: Tuần tra ở Biển Đông không phải là mối đe dọa
Phát biểu tại Bắc Kinh ngày 3.11, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và hoạt động này không là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris (trái) bắt tay Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phòng Phong Huy tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 3.11.2015 - Ảnh: Reuters
"Vùng biển và không phận quốc tế thuộc về tất cả mọi người và không phụ thuộc bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào", ông Harris nói trong bài bài phát biểu tại Trung tâm Stanford ở Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 3.11, theo AFP.
"Quân đội chúng tôi sẽ tiếp tục điều tàu và máy bay tuần tra bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép. Biển Đông không phải và sẽ không là một ngoại lệ", ông Harris cho biết thêm.
Phát biểu của ông Harris cho thấy Mỹ kiên quyết đảm bảo tự do hàng không và hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhằm mục đích quân sự, theo AFP.
Hồi tuần rồi, Mỹ đã điều tàu khu trục USS Lassen tuần tra sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở Trường Sa, nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Sứ mạng tuần tra của tàu khu trục Mỹ USS Lassen vừa qua là một phần trong "những hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và hàng không của Mỹ" nhằm ngăn chặn "những hành động làm xói mòn thông lệ và luật pháp quốc tế" và không nên bị xem là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào, ông Harris nói, đồng thời bác bỏ khả năng xảy ra giao tranh Mỹ - Trung ở Biển Đông.
"Chúng tôi tiến hành hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều thập niên, vì thế không ai có thể ngạc nhiên vì những hoạt động này", ông Harris nói.
Ông Harris còn nhấn mạnh "tuyên bố chủ quyền mơ hồ" của Trung Quốc, còn được gọi là "đường lưỡi bò", là một thách thức đối với sự tự do hàng không và hàng hải.
Phản ứng trước phát biểu của ông Harris, cùng ngày 3.11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích hoạt động tuần tra của quân đội Mỹ ở Biển Đông "rõ ràng là hành động gây hấn".
Washington kêu gọi Bắc Kinh ngừng quân sự hóa Biển Đông trong khi lại đưa tàu chiến đến là "âm mưu nhằm cướp đi quyền phòng vệ và chủ quyền quốc gia của Trung Quốc", bà Hoa Xuân Oánh, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong buổi họp báo ngày 3.11.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật đề nghị hợp tác với Hàn Quốc về vấn đề Biển Đông Thủ tướng Abe nói muốn hợp tác với Seoul và Washington để thực hiện "nhiệm vụ" bảo vệ và thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhật Bản đề nghị hợp tác với Hàn Quốc về vấn đề Biển Đông - Ảnh minh họa: AFP Hãng Reuters ngày 2.11 đưa tin, trong cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Park...