Hàn Quốc tưởng niệm 7 năm vụ chìm phà Sewol
Gia đình các nạn nhân của vụ chìm phà Sewol hôm nay trở về vùng biển ngoài khơi đảo Jindo, nơi diễn ra thảm kịch 7 năm trước.
Trên con tàu di chuyển về vùng biển phía tây nam Hàn Quốc hôm nay, người thân của các nạn nhân xấu số trong vụ chìm phà Sewol hôm 16/4/2014 vẫn chưa nguôi nỗi đau và ký ức tang thương về thảm kịch khiến hơn 300 người thiệt mạng.
“Với tôi lễ kỷ niệm năm nay đặc biệt hơn các năm trước, vì thời tiết bây giờ gần giống ngày xảy ra tai nạn. Chúng tôi chưa tìm ra sự thật đằng sau vụ chìm phà Sewol và vẫn tiếp tục chờ đợi”, Lee Yong-ki, cha của Lee Jin-ho, một học sinh thiệt mạng 7 năm trước, nói.
Người thân của các nạn nhân vụ chìm phà Sewol thả hoa xuống vùng biển ngoài khơi đảo Jindo, Hàn Quốc, hôm nay. Ảnh: Reuters.
Trong buổi lễ tưởng niệm hôm nay, gia đình các nạn nhân thả từng nhành hoa xuống nước và im lặng bày tỏ sự tiếc thương với người đã khuất. Nhiều người đau đớn khi nhớ lại ký ức 7 năm trước, gục xuống sàn tàu và bật khóc. Gia đình của các nạn nhân ôm lấy nhau, cùng chia sẻ mất mát chưa thể nguôi ngoai.
“Sau tai nạn ấy, tôi sợ đến nơi có nước, nhưng hôm nay tôi đến đây vì Yoo-min không còn xuất hiện trong giấc mơ của tôi nữa rồi”, Kim Young-oh, cha của Kim Yoo-min, một trong những nạn nhân của vụ chìm pha Sewol, nghẹn ngào kể.
Ông Kim năm 2014 đã tuyệt thực 46 ngày để yêu cầu chính phủ Hàn Quốc ban hành điều luật đặc biệt điều tra vụ tai nạn. Ông cho biết 7 năm đã trôi qua nhưng vẫn còn nhiều suy đoán về vụ chìm phà và ông lo sợ nó ngày càng rơi vào quên lãng.
Video đang HOT
Hoa và kỷ vật được đặt trên bàn của các học sinh trường Danwon thiệt mạng trong vụ chìm phà Sewol. Ảnh: Reuters.
Chính quyền cùng ngày cũng tổ chức một lễ tưởng niệm vụ chìm phà Sewol ở thành phố Ansan, nơi trường Trung học Phổ thông Danwon tọa lạc. Buổi lễ có sự tham gia của Thống đốc Gyeonggi Lee Jae-myung, hạ nghị sĩ Joo Ho-young và được phát trực tiếp trên YouTube.
“Hàn Quốc đã thay đổi sau thảm họa Sewol, chúng ta đã có những thay đổi ý nghĩa. Ngày 16/4 đã trở thành ngày an toàn cộng đồng và chính phủ đã đặt ưu tiên bảo vệ cuộc sống cùng sự an toàn của người dân. Nhân dịp này, tôi một lần nữa xin hứa chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để xây dựng đất nước an toàn cho trẻ em”, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Yoo Eun-hae nói.
Phà Sewol nặng 6.825 tấn, chở chở 476 hành khách trên đường đến đảo nghỉ mát Jeju, bất ngờ bị lật ngoài khơi đảo Jindo hôm 16/4/2014. Thảm hoạ tồi tệ nhất thời bình ở Hàn Quốc khiến 304 người chết, trong đó có 250 học sinh và 11 giáo viên của trường Trung học Phổ thông Danwon.
Thế giới ghi nhận trên 37,8 triệu ca mắc, 1.082.570 ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 22h ngày 12/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 37.835.155 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.082.570 ca tử vong.
Hơn 28.405.000 bệnh nhân hồi phục. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 1% số bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị tích cực.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 18/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
My vẫn la quôc gia chiu anh hương năng nê nhât vơi gần 8 triệu ca măc va 219.712 ca tư vong. Ngày 11/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã kêu gọi quốc hội lưỡng viện sớm thông qua dự luật cứu trợ liên quan đến đại dịch COVID-19 bằng cách sử dụng số tiền còn lại từ Chương trình Bảo vệ tiền lương, trong bối cảnh các cuộc thương lượng về một gói cứu trợ toàn diện hơn vẫn đang gặp khó khăn.
Ấn Độ là nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai thế giới và đứng đầu châu Á - vơi 7.133.368 ca măc va 109.348 ca tư vong. Mặc dù số ca nhiễm mới ở nước này tiếp tục giảm, ghi nhận 66.732 ca trong 24 giờ qua, nhưng đây vẫn là mức cao so với nhiều nước khác. Ngày 12/10, Chính phủ Ấn Độ đã công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá 6,6 tỷ USD để kích thích nhu cầu tiêu dùng, trong đó có việc trả trước một phần tiền lương cho nhân viên chính phủ liên bang trong mùa lễ hội sắp tới và tăng chi tiêu vốn, nhằm tạo động lực phục hồi nền kinh tế.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Porto Alegre, Brazil ngày 13/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng thứ ba thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ là Brazil, vơi 5.094.979 ca măc va 150.506 ca tư vong. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế nước này, số ca nhiễm đang có chiều hướng giảm trên cả nước. Trong bối cảnh đó, bang Sao Paulo, địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất, đang tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội với việc cho phép mở cửa trở lại các rạp chiếu phim, nhà hát và viện bảo tàng. Bang Rio de Janeiro cũng đã khôi phục hầu hết các hoạt động kinh tế, các hoạt động thể thao ngoài trời, cũng như cho phép học sinh các cấp trở lại lớp học.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại châu Âu tiếp tục diễn biến dịch bệnh phức tạp. Nga là quốc gia đứng thứ tư thế giới, nhưng đứng đầu châu Âu về số ca nhiễm. Theo thống kê mới nhất, Nga đã ghi nhận 1.312.310 ca mắc COVID-19, trong đó 22.722 ca tử vong. Chỉ trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới tại nước này được ghi nhận là 13.592 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới vẫn cao, song Nga tuyên bố sẽ không đề xuất phương án cách ly, mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án "làm việc từ xa", do đây là phương án nhẹ nhàng nhất không buộc một thành phần kinh tế nào phải đóng cửa để chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát trở lại tại nước này.
Các nước có số ca mắc cao tại châu Âu sau Nga là Tây Ban Nha, Pháp và Anh, với tổng số ca mắc lần lượt là 890.367; 734.974 và 603.716 ca. Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết không loại trừ khả năng phong tỏa cục bộ tại Pháp. Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến sẽ áp đặt bổ sung biện pháp hạn chế ở cấp độ 3 tại nhiều khu vực của England để phòng dịch.
Tại khu vực Trung Đông, Iran là quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất, với 504.281 ca, trong đó có 28.816 ca tử vong. Ngày 11/10 ghi nhận số ca tử vong cao nhất tại nước này - 272 ca. Sau Iran là Israel, với 291.828 ca nhiễm và 1.983 ca tử vong.
Trong khi đó, tại châu Á, một số nước đang tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới tại nhiều nước tăng mạnh. An ninh tại các cửa khẩu biên giới ở 10 tỉnh của Thái Lan được thắt chặt hơn nhằm chống các trường hợp nhập cư trái phép. Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan cho biết các tỉnh biên giới sẽ được thắt chặt an ninh, cũng như giao nhiệm vụ cho các tỉnh trưởng và quận trưởng giám sát chặt chẽ tình hình. Ngoài ra, các cuộc tuần tra dọc theo biên giới cũng đã được tăng cường để ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp từ Myanmar, nơi số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob thông báo từ ngày 14/10 - 27/10, Malaysia sẽ áp đặt một số hạn chế di chuyển tại thủ đô Kuala Lumpur và bang Selangor lân cận. Theo ông Yaakob, chính phủ sẽ hạn chế nhiều hoạt động từ đi học, đi đến các điểm tôn giáo cho đến chơi thể thao. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động kinh tế tại Selangor, các vùng Kuala Lumpur và Putrajaya sẽ được phép diễn ra như bình thường. Dự kiến, chính phủ cũng sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế sang toàn bộ bang Sabah.
Tại Hàn Quốc, mặc dù đã ban hành quyết định nới lỏng việc giãn cách xã hội, nhưng chính phủ nước này vẫn sẽ duy trì các biện pháp nghiêm ngặt nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định giãn cách xã hội xuống mức thấp nhất do tin tưởng nước này có thể khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc đều dưới mức 100. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý người dân không nên chủ quan, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, bằng chứng là số ca nhiễm mới đã đột ngột tăng cao trở lại như thời gian vừa qua.
Một trong những thông tin tích cực trong ngay 12/10, cac nha khoa hoc tai Hong Kong (Trung Quôc) thông báo môt loai thuôc khang khuân thương dung trong điêu tri viêm loet da day đa cho thây kêt qua hưa hen trong chông lai virus SARS-CoV-2 trên đông vât. Qua thư nghiêm trên chuôt lang, cac nha khoa hoc phat hiên thấy môt trong nhưng loai thuôc kim loai la ranitidine bismuth citrate (RBC), la "tac nhân khang virus SARS-CoV-2 tiêm năng". Chuyên gia Runming Wang tai Đai hoc Hong Kong cho biêt thuôc RBC co thê lam giam 10 lân lượng virus trong phôi cua chuôt lang bi nhiêm bênh.
Cung ngay, hang dươc phâm hang đâu Han Quôc Celltrion cho biêt se tiên hanh thêm cac thư nghiêm lâm sang đôi vơi loai thuôc điêu tri COVID-19 do hang nay phat triên. Theo đo, thuôc CT-P59 se đươc câp cho hơn 1.000 ngươi, trong đo co cac bênh nhân măc COVID-19 không triêu chưng va nhưng ngươi co tiêp xuc gân vơi cac bênh nhân COVID-19.
CT-P59 đang trai qua cac cuôc thư nghiêm giai đoan 2 va 3 ơ Han Quôc va nươc ngoai. Celltrion cho biết họ đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với 32 tình nguyện viên trong nước và không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Vì sao Triều Tiên chọn duyệt binh rầm rộ với hàng loạt vũ khí mới vào nửa đêm? Hôm 10.10, Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh mừng 75 năm thành lập đảng Lao động. Lễ duyệt binh quy mô lớn diễn ra ngay sau khi chuông đồng hồ đánh dấu thời điểm bước sang ngày mới. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu trước cuộc duyệt binh vào nửa đêm. Lễ duyệt binh diễn ra vào nửa...