Hàn Quốc trở lại vị trí 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi lớn bảng xếp hạng 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với sự quay trở lại của Hàn Quốc và tụt hạng của Brazil.
Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong năm 2020, 4 quốc gia đứng đầu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa vẫn là lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Anh đứng ở vị trí thứ 5 và Ấn Độ xếp thứ 6, thay đổi trật tự vị trí so với một năm trước.
Tuy tụt hạng do quy mô kinh tế giảm 9% trong năm ngoái bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, CNBC dự đoán Ấn độ sẽ giành lại vị trí thứ 5 vào năm 2023. IMF cũng dự đoán GDP năm nay của Ấn Độ sẽ tăng 12,5% do hiệu ứng cơ sở khi tăng trưởng kinh tế của nước này sụt giảm nghiêm trọng trong năm ngoái.
Video đang HOT
Brazil, nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới vào năm 2019, là nước duy nhất rớt ra ngoài Top 10, xếp vị trí thứ 12 trong năm 2020. Ngược lại, Hàn Quốc vượt lên đứng ở vị trí thứ 10. Xếp trước Hàn Quốc là Canada vị thứ 9, Ý vị thứ 8 và Pháp vị thứ 7.
Hàn Quốc từng lọt Top 10 vào năm 2005, và giữ vững vị trí này cho đến khi bị tụt hạng vào năm 2017, sau đó giành lại vị thứ 10 vào năm 2018. Đến năm 2019, Hàn Quốc lại rớt khỏi Top 10, đứng ở vị trí thứ 12.
CNBC dự đoán Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí thứ 10 thế giới về quy mô kinh tế ít nhất là cho đến năm 2026. Theo CNBC, tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm ngoái chỉ giảm 1%, mức giảm thấp trong số các nền kinh tế lớn khác, bất chấp dịch Covid-19 lan rộng, nhờ xuất khẩu chíp bán dẫn tăng mạnh và một số thành công trong công tác phòng dịch./.
Hàn Quốc giảm ngân sách và nhân sự tại Văn phòng Liên lạc liên Triều
Ngân sách cho hoạt động của Văn phòng này trong năm 2021 đã bị cắt giảm mạnh xuống còn 310 triệu won so với mức 6,41 tỷ won của năm nay trong khi số nhân viên bị giảm xuống còn 15 người.
Vụ nổ của Triều Tiên phá hủy văn phòng liên lạc liên Triều ngày 16/6/2020. (Ảnh: YONHAP/TTXVN)
Ngày 19/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã cắt giảm số lượng nhân viên tại Văn phòng Liên lạc liên Triều cũng như ngân sách cho năm 2021 sau khi Triều Tiên phá hủy văn phòng này hồi tháng 6 năm nay.
Theo nghị sỹ Quốc hội thuộc đảng Quyền lực Nhân dân Cho Tae-yong, ngân sách này cho năm tới đã bị cắt giảm mạnh xuống còn 310 triệu won (khoảng 270.000 USD) so với mức 6,41 tỷ won của năm nay. Ngoài ra, số nhân viên tại văn phòng trên cũng giảm xuống mức thấp - 15 người - với con số 29 người trước đó.
Văn phòng Liên lạc liên Triều được mở vào tháng 9/2018 để hỗ trợ các cuộc trao đổi và hợp tác liên Triều sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tại đây, các sỹ quan liên lạc của hai bên đã có nhiều cuộc liên lạc với nhau bằng điện thoại và máy fax cho tới đầu tháng 6/2020 khi Triều Tiên cắt đứt mọi kênh liên lạc với Hàn Quốc và phá hủy văn phòng trên để phản đối việc Seoul rải truyền đơn chống Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc đã nhiều lần kêu gọi Triều Tiên tiến hành các cuộc trao đổi và hợp tác, trong đó có việc hợp tác chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và điều tra vụ binh lính Triều Tiên bắn chết một quan chức thuộc Bộ Đại dương và thủy sản Hàn Quốc hồi tháng 9 vừa qua, nhưng phía Bình Nhưỡng không phản hồi./.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ sắp thăm Hàn Quốc Ngày 18/10, Phủ Tổng thống Hàn Quốc thông báo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien sẽ thăm Seoul vào tháng tới, có thể là sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien. (Nguồn: Reuters) Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Phủ Tổng thống Kang Min-seok cho biết trong cuộc gặp...