Hàn Quốc tranh cãi về quyền lực của em gái Kim Jong-un
Một bộ trưởng Hàn Quốc nói việc cho rằng Kim Yo-jong là người quyền lực thứ hai ở Triều Tiên là “phóng đại”, trái ngược với đánh giá của quan chức khác.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young nói với một ủy ban của quốc hội hôm 25/8 rằng không có đủ bằng chứng để đưa ra kết luận Kim Yo-jong là người quyền lực thứ hai của Triều Tiên và là người kế vị tiềm năng của lãnh đạo Kim Jong-un.
Trong khi đó, phát biểu với một ủy ban khác hôm 25/8, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nói ông tin rằng Kim Yo-jong đang lãnh đạo Ban Tổ chức và Chỉ đạo (OGD) của đảng Lao động Triều Tiên (WPK), cơ quan phụ trách tuyên truyền hệ tư tưởng, tổ chức đảng và bổ nhiệm chính trị.
Kim Yo-jong tại Hà Nội ngày 2/3/2019. Ảnh: Reuters.
Trưởng Ban Tổ chức và Chỉ đạo là một trong những chức vụ chính trị quan trọng nhất ở Triều Tiên. Nếu cô Kim đảm nhận việc này, đó có thể là dấu hiệu cho thấy địa vị và quyền lực của cô ngày càng tăng.
Video đang HOT
Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Jeong dường như đã tăng thêm độ tin cậy cho đánh giá của Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) vào tuần trước rằng Kim Jong-un đã chia sẻ nhiều quyền lực hơn cho các quan chức cấp cao xung quanh mình, bao gồm em gái Kim Yo-jong, để giảm bớt khối lượng công việc.
Cô Kim nhiều năm qua là phụ tá đáng tin cậy và là bạn tâm giao của anh trai. Trước đây, cô là lãnh đạo Ban Tuyên giáo của Triều Tiên và hiện là thành viên dự khuyết của Bộ Chính trị Triều Tiên.
Những thông tin về vai trò ngày càng tăng của Kim Yo-jong trong chính trường Triều Tiên đã làm dấy lên những đồn đoán về sức khỏe của ông Kim. Ông Kim vốn thường xuyên xuất hiện trước công chúng, nhưng ông đã vắng bóng vài lần vào đầu năm nay, đôi khi trong nhiều tuần.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay ra thông cáo cho biết ông Kim đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị nhằm “đánh giá những điểm yếu về kiểm soát đường xâm nhập của virus nguy hiểm và công việc phòng chống đại dịch khẩn cấp của chính quyền”. Đây dường như là thông điệp của Bình Nhưỡng nhằm xóa tan các đồn đoán về sức khỏe của ông Kim.
Việc các quan chức chính phủ Hàn Quốc như Bộ trưởng Jeong và Lee công khai đưa ra các ý kiến tình báo trái chiều là điều hiếm gặp, nhưng bất đồng quan điểm về vấn đề này không phải là điều đáng ngạc nhiên. Các quan chức chính phủ ở Hàn Quốc và Mỹ thường phải đưa ra nhận định về Triều Tiên dựa trên rất ít dữ liệu, do khó tiếp cận với các thông tin từ quốc gia này.
Ông Jeong và ông Lee làm việc trong các lĩnh vực chính sách khác nhau với Triều Tiên. Ông Jeong chịu trách nhiệm bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên, trong khi ông Lee chịu trách nhiệm đàm phán với Bình Nhưỡng và thúc đẩy khả năng thống nhất hai miền bán đảo.
Mặc dù ông Jeong và ông Lee dường như bất đồng về vai trò chính xác của Kim Yo-jong, hai bộ trưởng và NIS đều đồng ý rằng Kim Jong-un vẫn là người có thẩm quyền tối cao ở Triều Tiên và giữ vững quyền lực.
Những lời tranh cãi về địa vị của Kim Yo-jong ở Triều Tiên diễn ra khi nước này đang phải đối mặt với một số thách thức cấp bách, đang cản bước chính quyền thực hiện lời thứa cải thiện nền kinh tế và mức sống cho người dân.
Triều Tiên đã đóng biên trong nhiều tháng để đề phòng Covid-19. Cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ không có kết quả. Lũ lụt tàn phá đất nước trong những tuần gần đây, trong khi bão Bavi được dự báo sẽ đổ bộ vào phía tây bán đảo Triều Tiên hoặc Trung Quốc ngày 26/8 hoặc 27/8. Đây là một trong những lý do Kim Jong-un chủ trì cuộc họp khẩn của Bộ Chính trị hôm 25/8.
Kim Yo-jong không xuất hiện trong bất kỳ bức ảnh nào về cuộc họp hôm 25/8 do truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố. Mặc dù điều đó không nhất thiết có nghĩa là cô không dự họp – cô có thể chỉ không xuất hiện trước máy quay, cô Kim được cho là không có mặt trong nhiều cuộc họp quan trọng của đảng vào mùa hè này.
Các chuyên gia đánh giá sự vắng mặt của Kim Yo-jong là việc bất thường, nhưng điều này cũng có thể được giải thích bằng lý do sức khỏe hoặc cô có lịch trình khác. Cả chính phủ và truyền thông nhà nước Triều Tiên đều không giải thích sự vắng mặt của cô.
Truyền thông Triều Tiên kêu gọi người dân cảnh giác phòng dịch Covid-19
Bài viết kêu gọi người dân Triều Tiên tuân thủ các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc... nhằm ngăn ngừa Covid-19.
Ngày 24/8, tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên đăng tải bài viết kêu gọi người dân nước này đeo khẩu trang nhằm ngăn ngừa sự phát tán của dịch Covid-19.
Bài viết kêu gọi người dân Triều Tiên tuân thủ các quy định phòng dịch khẩn cấp quốc gia như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc... nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan. Bài viết khẳng định, khủng hoảng y tế công toàn cầu hiện nay là hồi chuông cảnh báo việc chấp hành các quy định phòng dịch của người dân có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả công tác phòng dịch của quốc gia. Bài viết trên tờ Rodong Sinmun cũng yêu cầu các đơn vị lĩnh vực nhập khẩu cần làm tốt công tác kiểm dịch và khử trùng, ngăn ngừa dịch từ bên ngoài xâm nhập vào trong nước.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm nay, Ủy ban chỉ đạo y tế nhân dân Trung ương Triều Tiên - cơ quan được thành lập nhằm chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 đã yêu cầu tất cả người dân nước này phải đeo khẩu trang, tuy nhiên hiện nay cùng với việc phòng dịch đã trở thành trạng thái "bình thường hóa", người dân Triều Tiên bắt đầu lơ là, nơi lỏng ý thức cảnh giác, do đó thông qua bài xã luận cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên đã tiếp tục "nhắc nhở" người dân nước này về tầm quan trọng của đeo khẩu trang trong công tác phòng dịch.
Được biết, đến thời điểm hiện tại, Triều Tiên nằm trong số ít các quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chưa có ca nhiễm Covid-19 nào./.
Sợ dính Covid-19, Triều Tiên từ chối viện trợ bên ngoài Nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho hay, dù bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt nhưng Triều Tiên không nên nhận giúp đỡ từ bên ngoài do nguy cơ dính virus corona. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: Reuters Theo Yonhap, ông Kim tuyên bố như vậy khi chủ trì một cuộc họp của Bộ Chính trị, đảng Lao...