Hàn Quốc tính đến “hành động quân sự”
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin ngày 3-4 cho biết đang cân nhắc tất cả các biện pháp có thể, kể cả hành động quân sự, nhằm đảm bảo an toàn cho các công dân Hàn Quốc tại khu công nghiệp chung Kaesong.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, trước đó, Triều Tiên đã chặn không cho các công nhân Hàn Quốc vào Kaesong, mà chỉ cho phép những người Hàn Quốc vẫn còn tại thị trấn biên giới giữa hai nước trở về nhà.
Động thái trên diễn ra sau khi Bình Nhưỡng đe dọa đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong và phát động một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nhằm vào Seoul và Washington. Đáp lại, Mỹ triển khai thêm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tại tây Thái Bình Dương để hỗ trợ phòng thủ tên lửa, đồng thời tái khẳng định cam kết bảo vệ các đồng minh trong khu vực.
Trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng, theo các quan chức Mỹ, từ giữa tháng 3 vừa qua, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Triều Tiên, trong đó có việc gia tăng quân số binh sĩ và hoạt động của máy bay chiến đấu.
Theo ANTD
Tên lửa đạn đạo Topol-M của Nga "chấp" 5-7 tên lửa đánh chặn Mỹ
Ngày 2-4, một Đại tướng nghỉ hưu Nga cho biết, Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn triển khai trên đất liền (GBI) để đánh chặn một tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga.
"Từ các cuộc tiếp xúc của tôi với giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, tôi được biết rằng Mỹ sẽ phải cần từ 5 đến 7 tên lửa đánh chặn để tấn công một tên lửa Topol-M", Đại tướng nghỉ hưu Viktor Yesin, cựu Tham mưu trưởng các Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (giai đoạn 1994-1996), cho biết tại một cuộc hội thảo ở Moscow.
Tuy nhiên, ông không nói rõ bản chất của các cuộc tiếp xúc của ông, với người đứng đầu Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hoặc ông đã nhận được thông tin đó từ khi nào.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga
Ông Yesin cho biết, Mỹ đã triển khai 30 tên lửa GBI, 26 quả tại Alaska và 4 tại California. Theo ông, hiệu quả của các tên lửa đánh chặn này của Mỹ "có phần nào đó hạn chế". Ông còn cho biết thêm là các cuộc đàm phán phòng thủ tên lửa với Mỹ chắc chắn sẽ không đem lại kết quả tích cực.
Hồi giữa tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã công bố kế hoạch hủy bỏ giai đoạn cuối, của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và thay vào đó số tên lửa đánh chặn này sẽ được triển khai tại Alaska.
Sự thay đổi của Mỹ đối với chương trình này được cho là nhằm đối phó với những hành động của Triều Tiên, nước trong ngày 2-4 đã tuyên bố họ sẽ tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon đã ngừng hoạt động từ năm 2007.
Theo ANTD
Mỹ "xuống thang", Nga nối lại đàm phán phòng thủ tên lửa Ngày 25-3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, để thảo luận về các vấn đề an ninh và bày tỏ mong muốn tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao về phòng thủ tên lửa, Lầu Năm Góc cho biết. Ông Shoigu đã bày tỏ mong muốn nối lại các...