Hàn Quốc tìm cách thúc đẩy quan hệ với Triều Tiên
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young ngày 7/10 nhấn mạnh sự cần thiết của một thỏa thuận mới ( New Deal) phiên bản Hàn Quốc cho việc mở rộng hợp tác liên Triều.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young phát biểu tại một sự kiện ở Seoul ngày 1/9/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, khi trao đổi trực tuyến hôm 7/10 với ông Jim Rogers, một nhà đầu tư nổi tiếng, Bộ trưởng Lee cho rằng cái gọi là Thỏa thuận Hòa bình mới sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế Hàn Quốc. Ông Lee nhấn mạnh, nếu hợp tác kinh tế giữa hai miền Triều Tiên phát triển thành một Thỏa thuận Hòa bình mới, điều đó sẽ mở đường cho một bước nhảy vọt mới của nền kinh tế Hàn Quốc.
Ông Rogers thể hiện đồng tình với tầm nhìn của ông Lee, nhấn mạnh trao đổi liên Triều sẽ “có lợi cho tất cả mọi người và sẽ mang lại những cơ hội mới”. Ông cũng chỉ ra rằng thế giới sẽ chú ý đến Hàn Quốc nếu hai miền Triều Tiên được thống nhất và nhấn mạnh việc sẽ có thêm nhiều công ty đầu tư vào Bán đảo Triều Tiên.
Cũng liên quan đến tình hình Triều Tiên, ngày 7/10, đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách về nhân quyền ở Triều Tiên, ông Tomas Ojea Quintana cho biết người dân Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ đói nghèo do đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt của LHQ đã áp đặt với nước này liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Ông Quintana cho rằng: “Nên xem xét và nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ để vừa tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo vừa cho phép thúc đẩy quyền có mức sống đầy đủ của thường dân”.
Tháng 6 vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết tình hình lương thực “căng thẳng” hơn vì thiên tai năm ngoái. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 đã buộc nước này phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước. Ông Ojea Quintana cho biết nhiều người Triều Tiên sống dựa vào các hoạt động thương mại dọc biên giới với Trung Quốc đã bị mất thu nhập do dịch, cộng thêm tác động của các lệnh trừng phạt. Ông Quintana cảnh báo: “Trẻ em, người già là nhóm dễ bị tổn thương nhất trước nguy cơ thiếu ăn trầm trọng”. Ông kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc “gửi những tín hiệu rõ ràng” để vực dậy chính sách ngoại giao nhằm đảm bảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa.
Hàn Quốc cho phép các tổ chức dân sự hỗ trợ y tế nhân đạo cho Triều Tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 7/10, Bộ Thống nhất Hàn Quốc (MOU) cho biết đã chấp thuận yêu cầu của các tổ chức dân sự cung cấp hỗ trợ nhân đạo y tế cho Triều Tiên nhằm giúp tăng cường hợp tác và trao đổi xuyên biên giới giữa hai miền.
Đoàn xe tải của Hàn Quốc vận chuyển gạo viện trợ cho Triều Tiên di chuyển qua khu vực phi quân sự ở Paju, phía Bắc Seoul. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh dư luận khu vực bày tỏ lạc quan thận trọng về triển vọng nối lại đối thoại giữa hai miền Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng khôi phục tất cả các đường dây liên lạc với Seoul vào đầu tuần này.
Phát biểu với báo giới ở thủ đô Seoul cùng ngày, một quan chức MOU xác nhận đã chấp thuận 3 yêu cầu của các tổ chức dân sự để vận chuyển các vật tư hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên. Lập trường của MOU là không thay đổi, theo đó, sẽ tiếp tục tìm kiếm hợp tác với Triều Tiên trong các lĩnh vực nhân đạo, bao gồm cả những lĩnh vực cần vật tư y tế và dinh dưỡng khẩn cấp cho trẻ em, phụ nữ mang thai và những nhóm dễ bị tổn thương khác ở Triều Tiên. Quan chức này lưu ý rằng những vật tư được vận chuyển tới Triều Tiên có liên quan đến sức khỏe cộng đồng và mọi chi phí cần thiết sẽ do các tổ chức chịu trách nhiệm.
Chính phủ Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết duy trì hợp tác liên Triều trong lĩnh vực nhân đạo. Tháng 9 vừa qua, MOU đã quyết định cung cấp 10 tỷ won (8,5 triệu USD) để giúp các tổ chức dân sự thực hiện các dự án viện trợ cho người dân Triều Tiên.
Hàn Quốc hy vọng sớm có các cuộc thảo luận thực chất về quan hệ liên Triều Bộ Thống nhất Hàn Quốc sáng 4/10 xác nhận các quan chức hai miền Triều Tiên đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 8 vừa qua. Một quan chức Chính phủ Hàn Quốc liên lạc với nhà chức trách Triều Tiên qua đường dây nóng đặt tại làng đình chiến Panmunjom ở Paju (Hàn Quốc). Ảnh tư liệu: AP/TTXVN Theo...