Hàn Quốc thừa nhận mới tìm kiếm được nửa số phòng trong phà chìm
Các thợ lặn mới rà soát được hơn một nửa số phòng bên trong chiếc phà chìm Sewol, ngoại trừ những phòng không có hành khách, trong khi hơn 100 người vẫn mất tích gần 2 tuần sau vụ tai nạn.
Dòng người xếp hàng dài chờ viếng các nạn nhân phà Sewol tại thành phố Ansan, tỉnh Gyeonggi.
Trong số 111 phòng trên phà Sewol, 47 phòng đã được loại bỏ khỏi cuộc tìm kiếm vì không có khả năng các hành khách ở trong đó, ông Kim Su-hyeon, người đứng đầu lực lượng bảo vệ bờ biển tại khu vực phía tây Hàn Quốc, nói trong một cuộc họp báo ngày 27/4.
“Trong số 64 căn phòng còn lại, 35 phòng đã được rà soát”, ông Kim nói thêm. Các thợ lặn đã tìm kiếm thêm 3 phòng khác sau 7 giờ tối ngày Chủ nhật.
Chiếc phà Sewol đã bị lật ở ngoài khơi đảo Jindo, tây nam Hàn Quốc hôm 16/4 khi đang chở tổng cộng 476 hành khách.
Tính tới ngày 27/4, thi thể của của 188 người thiệt mạng đã được tìm thấy, trong khi các nhóm thợ lặn vẫn đang tìm kiếm 114 người khác hiện vẫn đang mất tích.
“Việc kéo chiếc phà về tư thế thẳng đứng là rất khó, vì làm thế có thể ảnh hưởng tới các thi thể. Tốt nhất là chỉ nên đưa phà về vị trí thẳng đứng sau khi đã trục vớt toàn bộ các thi thể”, ông Kim nói.
Ông Kim cũng cam kết cân nhắc mọi phương án có thể trong việc tiến hành các hoạt động tìm kiếm, cho biết Hàn Quốc đã tư vấn các chuyên gia từ Hà Lan và các quốc gia khác.
“Không có các vụ việc tương tự như vậy ở nước ngoài. Quan điểm chung của các chuyên gia là không có cách nào để vượt qua các dòng chảy mạnh và tầm nhìn thấp tại eo biển Maenggol”.
Video đang HOT
Các hoạt động tìm kiếm hôm qua đã được nối lại sau khi gió mạnh buộc họ phải ngừng trong gần 11 giờ. Tuy nhiên, gió vẫn mạnh và sóng cao tới 2 m đã làm cản trở các nỗ lực tìm kiếm.
Các thợ lặn cũng phải vật lộn để di chuyển quanh các chướng ngại vật bên trong phà.
“Những tấm thảm, chăn, đồ đạc từ các khu vực khác nhau của phà phủ lấp các hành khác và cabin, khiến các thợ lặn rất khó vào”, ông Kim Suk-kyoon cho hay.
Giới chức cho biết họ có kế hoạch sử dụng các kìm cắt kim loại chuyên dụng của hải quân để các cánh cửa vốn bị lấp bởi các chướng ngại vật. Phương án cuối cùng là họ có thể phải sử dụng thuốc nổ, nhưng điều này phải được sự đồng ý của gia đình các nạn nhân.
Trong bối cảnh công chúng ngày càng giận dữ về cách thức xử lý yếu kém của chính phủ đối với thảm họa, Thủ tướng Chung Hong-won đã tuyên bố nhận trách nhiệm và từ chức về vụ chìm phà.
Tổng thống Park Geun-hye cho biết bà sẽ chấp nhận đề nghị từ chức của ông Chung, nhưng chỉ sau khi tình hình được kiểm soát.
Cảnh sát biển cũng bị điều tra về vụ chìm phà
Gia đình các nạn nhân đã cáo buộc chính phủ không nỗ lực hết mình để giải cứu các nạn nhân ở giai đoạn đầu khi phà bắt đầu bị chìm. Sự giận dữ của họ càng gia tăng khi thủy thủ đoàn, trong đó thuyền trưởng, bị phát hiện là những người đầu tiên rời phà. Chính phủ cũng sai sót về số lượng người trên phà và số lượng những người được cứu sống, làm gián đoạn các kế hoạch giải cứu.
Các công tố viên ngày 27/4 cho biết họ đang xem xét các công ty giấy được cho là do tập đoàn gia đình điều hành phà Sewol thành lập, trong khuôn khổ cuộc điều tra mở rộng nhằm vào vụ tai nạn chết người.
Các công tố viên nghi ngờ rằng Công ty hàng hải Chonghaejin, chủ phà Sewol, và Yoo Byung-eun, một tỷ phú có gia đình kiểm soát công ty, đã thành lập 3 công ty giấy để tạo ra các quỹ đen. Họ cho hay chiếc phà bị phát hiện không được kiểm tra kỹ lưỡng.
Toàn bộ 15 thành viên chịu trách nhiệm điều khiển phà Sewol đã bị bắt với các cáo buộc không sơ tán hành khách và không nỗ lực cứu họ từ chiếc phà chìm.
Các nhân viên điều tra cho hay họ có kế hoạch kiểm tra phòng tình huống của lực lượng bảo vệ bờ biển để tìm kiếm các tài liệu liên quan tới cuộc điều tra. Kể từ hôm 26/4, họ đã thu giữ các tài liệu từ văn phòng quản lý điều hành tàu biển (VTS) trên đảo Jindo và đảo Jeju.
Một trọng tâm của cuộc điều tra dự kiến sẽ là liệu lực lượng bảo vệ bờ biển có tuân thủ chỉ dẫn trong việc ghi chép cuộc gọi khẩn cấp của phà Sewol và các biện pháp mà lực lượng này thực hiện sau đó.
Trong khi đó, hàng nghìn người đã một bàn tưởng niệm được thiết lập tại một trung tâm thể thao ở thành phố Ansan, gần Seoul, hôm qua để tưởng nhớ các học sinh và giáo viên của một trường trung học ở Ansan vốn thiệt mạng trong vụ chìm phà.
Giới chức cho biết hơn 160.000 người đã tới đặt hoa tưởng niệm trong 5 ngày qua.
Tại thủ đô Seoul, một bàn tưởng niệm cũng được thiết lập trong thành phố hôm qua. Chỉ trong vòng 8 giờ, hơn 6.000 người đã tới tưởng nhớ các nạn nhân.
Theo Dân Trí
Ukraina làm rõ vụ nổ súng đẫm máu ở miền đông
Ukraina cho biết họ sẽ mở một cuộc điều tra về vụ nổ súng chết người ở miền đông nước này ngày 20/4, sự kiện đã làm leo thang căng thẳng sẵn có với Nga.
Ít nhất 3 người thiệt mạng trong vụ tập kích nhằm vào một chốt kiểm tra do những người li khai thân Nga chốt giữ gần thị trấn Sloviansk. Phía Moscow đã bày tỏ sự tức giận về vụ việc và nói rằng những người dân tộc chủ nghĩa của phe Right Sector là thủ phạm.
Viktoriya Siumar, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Ukraina, tuyên bố còn quá sớm để khẳng định ai chịu trách nhiệm vụ tấn công. Bà cho rằng, các nhóm tội phạm có thể đứng sau vụ việc và nhấn mạnh "mức độ tội ác ở đông Ukraina tăng mạnh trong thời gian gần đây".
Bà Siumar nói thêm rằng Kiev "lo ngại" trước thực tế Nga đã đưa ra những kết luận của riêng mình.
Những người li khai thân Nga ở Donetsk tỏ rất ít dấu hiệu sẽ nhượng bộ.
Trước đó, Truyền hình Nga đã phát sóng một cuộc phỏng vấn với một nam giới, được cho là bị bắt sau vụ tấn công. Anh ta khai mình là một thành viên của Right Sector. Tuy nhiên, phát ngôn viên của nhóm phủ nhận điều đó.
Phía Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc chính quyền Kiev không hành động đủ để bảo vệ những người nói tiếng Nga. "Nga rất phẫn nộ về hành động khiêu khích này của các tay súng. Vụ việc chứng tỏ sự thiếu hụt quyết tâm của các nhà chức trách ở Kiev nhằm kiềm chế và giải giáp những người chủ nghĩa dân tộc và cực đoan", hãng tin BBC dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga.
Hôm 17/4, khi nhóm họp ở Geneva, Nga, Ukraina, Mỹ và Eu đã nhất trí rằng các nhóm tay súng ở Ukraina phải bị giải tán, và những người chiếm đóng các tòa nhà công quyền phải bị giải giáp và rời đi.
Tuy nhiên, phát ngôn viên của lực lượng li khai ở thành phố Donetsk tuyên bố chính phủ Kiev là "trái phép" và thề sẽ không rút đi nếu chính phủ ấy không từ chức. Vyacheslav Ponomarev, lãnh đạo nổi dậy Sloviansk, người tự nhận là thị trưởng thành phố, đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi quân gìn giữ hòa bình tới khu vực. Ông này còn hỏi xin thực phẩm và vũ khí.
Giới quan sát cho rằng, thỏa thuận Geneva đã gặp phải khó khăn và các sự kiện đang diễn ở Sloviansk sẽ khó mà thay đổi điều đó.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Hàn Quốc "cự tuyệt" điều tra chung vụ máy bay do thám với Triều Tiên Hàn Quốc hôm nay 15/4 đã thẳng thừng bác bỏ một đề nghị của Triều Tiên nhằm tiến hành một vụ điều tra chung về các máy bay không người lái mà Seoul khẳng định là được Bình Nhưỡng đưa tới Hàn Quốc với mục đích do thám. Một máy bay do thám lạ rơi tại Hàn Quốc. Hàn Quốc hồi tuần trước...