Mỹ – Mối đe dọa an ninh quốc tế lớn nhất năm 2013
Ngôi vị số 1 trong cuộc điều tra “Quốc gia nào trở thành hiểm họa lớn nhất tới an ninh quốc tế năm 2013?” tại 68 nước đã thuộc về Mỹ.
Một cuộc điều tra quy mô toàn cầu do tổ chức Worldwide Independent Network and Gallup của Mỹ tiến hành vào cuối năm 2013 đã cho thấy mức độ “phản đối” mạnh mẽ trước vai trò chính trị gia thế giới của Mỹ. Theo đó, các công dân sinh sống tại 60 quốc gia khác nhau đã cùng tham gia trả lời câu hỏi: “Quốc gia nào trở thành hiểm họa lớn nhất tới an ninh quốc tế năm 2013?”.
Làn sóng phản đối nước Mỹ không chỉ được ghi nhận tại các quốc gia vốn ghét Mỹ mà còn cả các đồng minh của những nước trong khối NATO như Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Kết quả cho thấy, Mỹ đứng đầu danh sách với 24% người dân tin rằng Mỹ là mối đe dọa lớn nhất tới an ninh thế giới. Pakistan đứng thứ 2 với 8% phiếu bầu và Trung Quốc đứng thứ 3 với 6%. Trong đó, 4 nước là Afghanistan, Iran, Israel và Triều Tiên cùng xếp vị trí thứ 4 với 5% phiếu bầu.
Hiểm họa đe dọa an ninh thế giới của Mỹ chủ yếu tập trung tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi – nơi quốc gia này tiến hành các hành động can thiệp quân sự. Tuy nhiên, ngay chính người dân Mỹ cũng nhận thấy quốc gia này là một mối đe dọa tiềm tàng với 13% người dân trong nước công nhận Mỹ có thể làm thay đổi trật tự thế giới.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Peru, Brazil và Argentina nhận định Mỹ là hiểm họa lớn nhất với an ninh thế giới.
Ngoài ra, với hàng loạt các vụ tấn công nhằm vào Iran, nhiều nước đã bình chọn Israel là ẩn họa lớn nhất tới sự thịnh vượng. Trong đó, Maroc, Lebanon và Iraq đều chọn Israel là quốc gia đứng số 1 trong danh sách các nước đe dọa an ninh thế giới.
Quyết định hiếu chiến kêu gọi tấn công Syria hồi đầu năm nay của Tổng thống Obama đã khiến Mỹ bị đánh giá là ẩn họa lớn nhất tới an ninh thế giới năm 2013
Video đang HOT
Ngoài cuộc điều tra “Quốc gia nào trở thành hiểm họa lớn nhất tới an ninh quốc tế năm 2013?”, tổ chức Worldwide Independent Network and Gallup còn tiến hành thăm dò ý kiến người dân trước câu hỏi: “Nếu không bắt buộc phải sống tại một quốc gia nào, bạn sẽ muốn sống ở đâu nhất?”.
Kết quả bất ngờ, dù Mỹ được đánh giá là ẩn họa lớn nhất tới an ninh thế giới năm 2013 song quốc gia này cũng giành vị trí số 1 trong danh sách những nước được nhiều người lựa chọn muốn sống nhất với số phiếu ủng hộ 9%.
Việc Mỹ bị liệt vào danh sách các nước đe dọa lớn nhất tới tình hình an ninh thế giới là do hồi đầu năm nay, Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi tấn công Syria sau cáo buộc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ khí hóa học tàn sát dân thường. Động thái phát động chiến tranh của Mỹ đã khiến dư luận trong nước và quốc tế phản đối mạnh mẽ.
Theo Infonet
10 quốc gia bất ổn nhất năm 2013
Công ty phân tích rủi ro Maplecroft của Anh vừa chọn ra 10 quốc gia bất ổn nhất năm 2013 dựa vào hàng loạt tiêu chí như xung đột trong xã hội, sự lộng hành của khủng bố và bạo lực chính trị.
Hãng tin CNN của Mỹ trích dẫn báo cáo của Maplecroft cho biết, Somalia đứng đầu danh sách những quốc gia bất ổn nhất thế giới năm 2013. Xung đột chính trị, luật pháp lỏng lẻo, tội phạm hoành hành khiến Somalia lần thứ 6 liên tiếp dẫn đầu danh sách bất ổn của Maplecroft. Ảnh: AFP.
Cuộc nội chiến kéo dài đẩy Syria xuống vũng bùn của sự bất ổn. Những vụ đọ súng giữa lòng thành phố của quân chính phủ và phe nổi dậy hay cáo buộc đối phương sử dụng vũ khí hóa học khiến Syria liên tiếp tụt bậc. Chỉ trong 2 năm nội chiến, Syria chuyển từ vị trí thứ 44 sang vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng bất ổn của Maplecroft. Ảnh: AFP.
Hơn 10 năm sau khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố trên đất Afghanistan, quốc gia Trung Á này vẫn chìm trong bất ổn và bạo lực. Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ giúp lật đổ chế độ Taliban hà khắc nhưng lại khoét sâu thêm những xung đột sắc tộc ở Afghanistan. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2013, những vụ tấn công khủng bố đã cướp mạng sống của hơn 1.000 thường dân Afghanistan. Afghanistan đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng bất ổn của Maplecroft. Ảnh: AFP.
Sudan xếp thứ 4 trong danh sách bất ổn của Maplecroft do bạo lực chính trị liên tiếp gia tăng. Người dân liên tiếp biểu tình phản đối chính phủ, đòi tổng thống từ chức. Đụng độ xảy ra cướp mạng không ít người biểu tình chống chính phủ. Ảnh: AFP.
Cộng hòa dân chủ Congo xếp thứ 5 trong danh sách bất ổn. Những cuộc đụng độ liên miên giữa quân đội chính phủ và các tay súng nổi dậy M23 khiến Congo luôn trong tình trạng bất ổn. Ảnh: AFP.
Cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Francois Bozize hồi tháng 3 đẩy Cộng hòa Trung Phi trở lại vòng xoáy bất ổn. Bạo lực khiến người dân Cộng hòa Trung Phi phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn ở các nước láng giềng. Nó khiến quốc gia này xếp thứ 6 trong danh sách bất ổn. Ảnh: AFP.
Những thỏa thuận chuyển giao quyền lực với sự trung gian hòa giải của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) không giúp Yemen trở nên yên ổn sau nhiều năm khủng hoảng. Đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình ở thủ đô Sanaa khiến nhiều thường dân thiệt mạng. Yemen xếp thứ 7 trong danh sách của Maplecroft. Ảnh: AFP.
Hơn 2 năm sau cái chết gây tranh cãi của nhà lãnh đạo Gaddafi, người dân Libya vẫn chưa tìm thấy hòa bình và dân chủ như mong đợi. Ngược lại, tình trạng tranh giành quyền lực trong nội tại chính quyền mới khiến đời sống người dân lao đao, khốn khó. Thậm chí, quân đội Libya không thể đối phó nhóm vũ trang Misrata khi chúng nã đạn vào người biểu tình, làm hơn 400 người thương vong. Libya xếp vị trí thứ 8. Ảnh: AFP.
Bất ổn liên miên ở Nam Sudan khiến hàng ngàn thường dân lâm vào cảnh mất nhà cửa, buộc phải rời bỏ quê hương đi lánh nạn. Phiến quân còn liên tiếp gây ra các vụ tấn công đẫm máu nhằm vào những khu vực xa xôi, hẻo lánh của đất nước. Bất ổn khiến Nam Sudan xếp thứ 9 trong danh sách của Maplecroft. Ảnh: AFP.
Xung đột sắc tộc đẩy Iraq vào vị trí số 10 trong danh sách của Maplecroft. Mâu thuẫn không thể hàn gắn giữa người Hồi giáo dòng Shia'a và dòng Sunny dẫn tới hàng loạt vụ đánh bom khủng bố nhằm vào thường dân. Liên Hiệp Quốc cho biết, hơn 7.000 thường dân và 950 nhân viên an ninh Iraq đã chết trong các vụ tấn công khủng bố kể từ đầu năm. Ảnh: AFP.
Theo Tri thức
PGS.TS Nguyễn Hồng Phương: "Sau 2 tiếng, sóng thần có thể vượt biển Đông vào VN" PGS.TS Nguyễn Hồng Phương (Viện Vật lý địa cầu): không thể phủ nhận sự hiện hữu của hiểm họa sóng thần đối với VN, sẽ thật sai lầm nếu người dân coi nhẹ hiểm họa này. VN nằm trong khu vực có mối hiểm họa động đất khá cao Cách đây 9 năm, sau khi xảy ra trận động đất ở Indonesia (năm...