Hàn Quốc thông qua dự luật đảm bảo người mắc COVID-19 và cách ly đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống
Ngày 14/2, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật cho phép các bệnh nhân mắc COVID-19 và người đang trong thời gian cách ly phòng dịch đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống vào ngày 9/3 tới.
Một cuộc họp của Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo dự luật mới được thông qua, những cử tri Hàn Quốc trong diện trên sẽ được đi bỏ phiếu trong khung giờ từ 18h-19h30 ngày 9/3, sau khi giờ bỏ phiếu thông thường kết thúc. Đây là phần nội dung sửa đổi Đạo luật bầu cử công chính thức được Quốc hội Hàn Quốc thông qua trong một phiên họp toàn thể. Để có thể thực hiện quyền công dân, các cử tri dương tính với virus SARS-CoV-2 và những người đang trong diện cách ly sẽ được phép tạm thời rời khỏi nơi điều trị hoặc cách ly để đi bỏ phiếu.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều người lo ngại tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp, với số ca mắc mới tăng cao, có thể ảnh hưởng tới kế hoạch đi bỏ phiếu của hàng trăm nghìn cử tri Hàn Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Cũng trong ngày 14/2, Ủy ban Bầu cử quốc gia Hàn Quốc (NEC) thông báo thời gian vận động tranh cử của các ứng cử viên tổng thống chính thức bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/2 và kéo dài tới 24 giờ ngày 8/3.
Các ứng cử viên tham gia tranh cử gồm: Lee Jae-myung của đảng Dân chủ đồng hành (DP), Yoon Suk-yeol của đảng Sức mạnh Quốc dân đối lập (PPP), Sim Sang-jung của đảng Công lý và Ahn Cheol-soo của đảng vì Quốc dân đều đã hoàn tất thủ tục đăng ký ứng cử viên vào ngày 13/2 vừa qua.
Trong khoảng thời gian 22 ngày tới, các ứng cử viên sẽ được phép sử dụng ô tô, thiết bị khuếch đại âm thanh để tổ chức diễn thuyết, tọa đàm tại các địa điểm công khai hoặc treo các băng rôn tranh cử trên đường phố. 6 ngày trước cuộc bầu cử chính thức, kết quả các cuộc thăm dò dư luận sẽ không được phép công bố.
Các cuộc bỏ phiếu sớm sẽ diễn ra vào các ngày 4 và 5/3. Công dân Hàn Quốc ở nước ngoài được đăng ký là cử tri vắng mặt sẽ tham gia bỏ phiếu từ ngày 23 đến 28/2 tới.
Cuộc đoàn tụ cảm động với mẹ ruột sau 60 năm xa cách
Ông Joel John Roberts vừa có cuộc đoàn tụ cảm động với người mẹ ruột đã xa cách 60 năm khi quay trở lại Hong Kong sau khi được nhận nuôi và sống ở Mỹ từ nhỏ.
Video đang HOT
Ông Joel John Roberts tại sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ khi chuẩn bị lên máy bay đến Hong Kong để gặp mẹ ruột - Ảnh: JOEL JOHN ROBERTS
"Đó là một cuộc đoàn tụ vô cùng cảm động. Có rất nhiều nước mắt và cả đồ ăn nữa" - ông Roberts nói.
Theo báo South China Morning Post ngày 21-7, ông Roberts đã phải cách ly tại khách sạn và vừa đoàn tụ với người mẹ ruột 80 tuổi của ông hôm 13-7.
Mỗi ngày trong thời gian cách ly, mẹ ruột của ông Roberts đều gửi thức ăn đến phòng khách sạn cho con trai.
"Vào một ngày, mẹ đã gửi một túi bánh quy, bánh ngọt, rượu và bánh mì" - ông Roberts kể.
"Bà nói: Mẹ chưa bao giờ nấu cho con hay mua cho con món gì nên muốn bù đắp khoảng thời gian đã mất" - ông Roberts tiếp.
"Bởi vì tôi đang sống ở Mỹ, mẹ đã nghĩ tôi thích McDonald nên bà đã mua cho tôi. Tôi không nghĩ tôi đã ăn món này trong 20 năm qua" - người con trai nay đã 60 tuổi chia sẻ.
Bà mẹ 80 tuổi cũng đã hỏi ông Roberts có muốn bà nấu cơm với bơ cho ông hay không. Mẹ nuôi của ông Roberts, bà Jean Roberts, thường hay nấu món cơm bơ cho ông lúc nhỏ khi sống tại thành phố Long Beach, bang California.
"Mẹ tôi nấu món cơm mỗi sáng vì bà lo tôi sẽ quên cội nguồn của mình" - ông Roberts kể về người mẹ nuôi. Bà Jean qua đời năm 2015.
"Tôi biết bà ấy sẽ muốn có cuộc đoàn tụ hôm nay. Bà cũng muốn gặp mẹ ruột tôi - một nữ doanh nhân thành đạt đã về hưu nhưng vẫn tràn đầy năng lượng, tình yêu" - ông Roberts cho biết.
Người mẹ ruột, muốn giấu tên, đã bỏ rơi ông vào năm 1961 khi ông mới hai tuần tuổi. Khi đó, bà vừa 20 tuổi và chưa kết hôn. "Thời điểm đó có rất nhiều sự kỳ thị khi bạn mang thai và chưa kết hôn" - ông Roberts nói.
Ông được gửi vào một trung tâm chăm sóc trẻ em tại quận Kowloon của khu dân cư Mong Kok, nhưng mẹ ông đã không quay lại đón nữa. Sau đó, ông Roberts được chuyển đến trại trẻ mồ côi.
Người mẹ nuôi Jean Roberts và ông Joel John Roberts lúc nhỏ - Ảnh: JOEL JOHN ROBERTS
Bà Jean nhận nuôi Roberts khi ông 2 tuổi rưỡi và đưa sang Mỹ sinh sống. Ông là một trong nhiều đứa trẻ sinh ra tại Hong Kong vào thập niên 1950 và 1960 đã được các gia đình ở Anh, Canada và Mỹ nhận nuôi.
Ông Roberts đã đến bang California, Mỹ sống cùng cha mẹ nuôi và 4 anh chị em.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ở tuổi 21, ông Roberts quay lại Hong Kong dạy tiếng Anh.
Năm 2016, sau khi đọc được một bài viết trên báo South China Morning Post nói về những đứa trẻ Hong Kong được nhận nuôi quay về đoàn tụ với gia đình, ông Roberts quyết định đi tìm mẹ ruột.
Ông đã mất một thời gian dài tìm kiếm thông tin do vấp phải các chính sách bảo mật thông tin về việc nhận con nuôi. Ông cũng gửi mẫu DNA cho một trung tâm xét nghiệm gene ở California để xác định ông có 97% gene là người gốc Trung Quốc.
Mãi đến tháng 1-2020, một phụ nữ sống tại Hong Kong liên lạc với ông để thông báo mẹ ruột của ông có thể là người trong gia đình bà. Kết quả giám định DNA sau đó xác nhận điều người phụ nữ này nói là đúng.
Ông Roberts đã tính quay lại Hong Kong vào tháng 3-2020 để gặp mẹ nhưng đại dịch COVID-19 đã ngăn cuộc đoàn tụ của họ. Kể từ đó, ông đã gọi điện để trò chuyện với mẹ ruột mỗi chủ nhật.
Khi chính quyền Hong Kong quyết định giảm thời gian cách ly trong khách sạn từ ba tuần xuống còn hai tuần, ông Roberts đã đặt vé máy bay về thăm mẹ.
Ông Roberts cũng đã dành thời gian hai tuần cách ly để hoàn thành cuốn sách của mình. "Cuốn sách có tựa đề Tôi đang ở nhà (Im Home)" - ông Roberts nói.
Ông đã viết cuốn sách về mối liên hệ giữa việc được nhận nuôi và kinh nghiệm trong công việc khi ông tiếp xúc với những người vô gia cư. Ông Roberts đã điều hành tổ chức phi lợi nhuận Path - People Assisting The Homeless để hỗ trợ người vô gia cư trong 25 năm qua.
Kể từ khi đoàn tụ với mẹ ruột, ông Roberts luôn được đồ ăn vây quanh. "Mỗi bữa trưa và tối đều ăn cùng gia đình. Chúng tôi đã có một bữa tối thật tuyệt cách đây hai hôm" - ông Roberts chia sẻ.
Ông cũng đã gặp gỡ những thành viên trong gia đình mẹ ruột. "Thật bất ngờ khi tôi có một người chú ở Vancouver (Canada), một người dì ở Singapore và bà con ở Úc, Anh và Cyprus... Thật đáng ngạc nhiên" - ông Roberts chia sẻ.
Hơn 10.000 USD "bay" khỏi tài khoản vì tin nhắn lừa đảo Một nữ tiếp viên hàng không đã mất hơn 10.000 USD trong tài khoản sau khi bám vào đường link từ tin nhắn mạo danh ngân hàng. Irish Geronimo trở thành nạn nhân của trò lừa đảo qua tin nhắn ngân hàng (Ảnh: SCMP). Irish Geronimo, 29 tuổi, tiếp viên hàng không Cathay Pacific, hoảng sợ khi ngân hàng gửi tin nhắn cho...