Hàn Quốc tăng cường phòng thủ đối phó với hệ thống tên lửa mới của Triều Tiên
Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai.
Binh sỹ Hàn Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 28/8, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) thông báo quân đội nước này đang nâng cấp Hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không (KAMD) để ứng phó với các bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật kiểu mới mà Triều Tiên vừa công bố.
Video đang HOT
Theo ông Lee Seong Kwon từ Ủy ban Tình báo Quốc hội Hàn Quốc, quân đội đang thực hiện các biện pháp gia tăng khả năng phòng thủ, nhưng thông tin chi tiết chưa được công khai.
Động thái này của Hàn Quốc xuất phát từ việc Triều Tiên công bố vào ngày 5/8 rằng đã bàn giao 250 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật mới cho các đơn vị quân đội ở khu vực tiền tuyến. Mỗi bệ phóng này có khả năng lắp 4 tên lửa đạn đạo tầm gần (CRBM).
NIS cho biết nếu Triều Tiên triển khai các bệ phóng này tại tiền tuyến, tên lửa có thể tấn công tới các tỉnh Bắc và Nam Chungcheong của Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cơ quan tình báo này nghi ngờ về khả năng cung cấp tên lửa cho các bệ phóng mới của Triều Tiên.
Quân đội Hàn Quốc lên tiếng về quỹ đạo bay 'bất thường' của tên lửa Triều Tiên
Sáng 1/7, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo, trong đó có một quả bay theo quỹ đạo "không bình thường" và nếu nó phát nổ trong khi bay, các mảnh vỡ có thể đã rơi vào đất liền ở Hàn Quốc.
Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng 2 tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, tại Seoul ngày 1/7/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Quân đội Hàn Quốc cho biết sáng 1/7, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa đạn đạo ra phía Đông bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng cảnh báo về các biện pháp đáp trả cuộc tập trận quân sự chung do Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức.
Theo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS), Triều Tiên đã một tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ khu vực Jangyon ở tỉnh Nam Hwanghae theo hướng Đông Bắc vào khoảng 5h05' ngày 1/7. Một tên lửa đạn đạo không xác định khác được phóng vào khoảng 5h15 sáng cùng ngày.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 1/7, Giám đốc phụ trách vấn đề quan hệ công chúng của Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, Đại tá Lee Sung-Jun cho biết tên lửa đạn đạo đầu tiên bay bình thường, được khoảng 600 km.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo thứ hai có thể đã bay theo (quỹ đạo) không bình thường trong giai đoạn đầu và nếu tên lửa này phát nổ giữa không trung trong hành trình bay bất thường của nó, theo Đại tá Lee Sung-Jun, các mảnh vỡ có thể đã rơi vào đất liền .
Đại tá Lee Sung-Jun cho biết thêm Hàn Quốc vẫn đang phân tích vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và chưa có xác nhận ngay lập tức về việc liệu có bất kỳ thương vong hay thiệt hại nào đối với tên lửa của Triều Tiên hay không.
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng 1/7 diễn ra vào một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Triều Tiên lên án cuộc tập trận "Lá chắn Tự do" kéo dài 3 ngày, do Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản tổ chức, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng sẽ thực hiện các biện pháp đối phó "tấn công và áp đảo" chống lại điều mà họ gọi là nỗ lực củng cố một khối quân sự.
Vụ phóng này diễn ra 5 ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo về phía Đông bán đảo Triều Tiên vào hôm 26/6.
Vụ phóng mới nhất cũng diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc Bình Nhưỡng và Moskva tăng cường hợp tác quân sự, sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hiệp ước "đối tác chiến lược toàn diện" trong hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng hồi tháng 6 vừa qua.
Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo ngày 30/5, đặc phái viên hạt nhân của nước này cùng với những người đồng cấp Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về các nỗ lực phối hợp sau khi Triều Tiên thực hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Một vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên ngày 17/5/2024....