Hàn Quốc sửa đổi cơ sở pháp lý để tích lũy tiền đóng góp cho Quỹ hợp tác liên Triều
Ngày 11/7, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đã thông qua dự thảo sửa đổi một phần Luật Quỹ hợp tác liên Triều tại cuộc họp Nội các diễn ra cùng ngày.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Hàn Quốc tại thủ đô Seoul. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo kế hoạch, dự thảo sửa đổi này sẽ được trình lên Quốc hội Hàn Quốc vào nửa cuối tháng 7 để thông qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, dự thảo sửa đổi Luật Quỹ hợp tác liên Triều lần này của Bộ Thống nhất Hàn Quốc có phương án về việc tích lũy và quản lý riêng khoản tiền đóng góp từ khối dân sự.
Trong thời gian qua, mặc dù Quỹ hợp tác liên Triều tiếp nhận nguồn quỹ đóng góp từ khối dân sự, đề nghị sử dụng vào các nghiệp vụ liên quan tới việc thống nhất hai miền, nhưng nếu khoản đóng góp đó không được sử dụng hết trong năm sẽ tự động được nộp vào ngân khố quốc gia. Chẳng hạn như một người gốc Triều Tiên cao tuổi đóng góp tiền cho quỹ để xây dựng trường học, bệnh viện tại quê nhà, theo chế độ hiện nay, nếu số tiền đó không được sử dụng hết trong năm đóng góp thì sẽ được chuyển vào ngân khố Nhà nước Hàn Quốc.
Tuy nhiên, với nội dung sửa đổi lần này, số tiền đóng góp từ khối dân sự sẽ được tích lũy riêng làm ngân sách hoạt động của Quỹ hợp tác liên Triều để có thể thực hiện đúng mong muốn của người đóng góp trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra, Luật sửa đổi còn quy định về quy trình thẩm định, xem mục đích đóng góp có phù hợp với dự án của quỹ trên hay không trước khi tiếp nhận.
Từ năm 1992 tới nay, Quỹ hợp tác liên Triều đã tiếp nhận tổng cộng 2,85 tỷ won (2,2 triệu USD) tiền đóng góp từ khối dân sự. Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định sẽ sử dụng phù hợp và hiệu quả khoản tiền đóng góp của người dân, góp phần nâng cao sự quan tâm trong xã hội đối với vấn đề thống nhất giữa hai miền Triều Tiên.
Triều Tiên chỉ trích IAEA liên quan kế hoạch xả nước nhiễm phóng xạ ở Nhật
CHDCND Triều Tiên cáo buộc IAEA "tiêu chuẩn kép", trong khi người đứng đầu tổ chức này cho rằng việc các nước trong khu vực quan tâm đến kế hoạch gây tranh cãi của Nhật Bản là "hoàn toàn hợp lý".
Kế hoạch của Nhật Bản về việc xả ra biển lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp tục thu hút tranh luận, trong đó Triều Tiên là quốc gia mới nhất bày tỏ quan điểm, chỉ trích Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Triều Tiên ngày 9.7 lên tiếng cho rằng việc IAEA ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản là "bất công" và thể hiện "tiêu chuẩn kép", trong bối cảnh cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kiềm chế chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng suốt nhiều năm qua, theo hãng tin Reuters.
Chợ cá Hàn Quốc lo lắng vì nước nhiễm xạ từ Nhật
Tuyên bố được đưa ra giữa lúc ông Rafael Grossi, người đứng đầu IAEA, đang ghé thăm Hàn Quốc sau chuyến công tác tại Nhật Bản. Ông Grossi sáng 9.7 đã gặp các thành viên của đảng Dân chủ, phe đối lập tại Hàn Quốc vốn phản đối mạnh mẽ kế hoạch xả nước của Tokyo cũng như chỉ trích báo cáo được công bố hồi đầu tuần này của IAEA liên quan kế hoạch.
"Vấn đề nóng bỏng hiện nay đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, và điều này hoàn toàn hợp lý bởi vì các hành động của Nhật Bản và cách thức mà họ giải quyết vấn đề này... sẽ dẫn đến những hệ quả lớn lao", Reuters dẫn lời ông Grossi nói trong cuộc gặp tại Seoul.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi (giữa) thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản hôm 5.7. ẢNH REUTERS
Nhà lập pháp Wi Seong-gon, thành viên của đảng Dân chủ và là chủ nhiệm một ủy ban đặc biệt của quốc hội Hàn Quốc về vấn đề này, cho rằng kết luận của IAEA có "thiếu sót", và những lo ngại của một bộ phận lớn công chúng nước này là "chính đáng và hợp lý".
Trước đó, chính phủ Hàn Quốc nói họ tôn trọng báo cáo của IAEA, đồng thời cho biết bản thân Seoul đã tự mình xem xét kế hoạch xả nước của Tokyo và kết luận rằng việc này sẽ không gây ra "bất cứ tác động đáng kể nào" đối với các vùng biển của Hàn Quốc.
IAEA hôm 4.7 đã công bố báo cáo kết luận sau 2 năm đánh giá, qua đó cho phép Tokyo bắt đầu xả hơn 1 triệu tấn nước được sử dụng để làm mát các thanh nhiên liệu tại nhà máy Fukushima khi nhà máy bị tàn phá trong thảm kịch động đất - sóng thần ở đông bắc Nhật Bản năm 2011. Quá trình xả nước dự kiến bắt đầu vào cuối mùa hè này và có thể kéo dài tới 40 năm.
Nhật Bản sắp bơm 1 triệu tấn nước nhiễm xạ ra biển, người Hàn Quốc đổ xô mua muối
Bắc Kinh cũng phản đối việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân vốn đã ngừng hoạt động sau thảm kịch. Hải quan Trung Quốc hôm 7.7 thông báo nước này sẽ duy trì lệnh cấm nhập khẩu một số sản phẩm từ 10 tỉnh của Nhật Bản, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra giấy chứng nhận cho thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thủy sản, từ các tỉnh không nằm trong lệnh cấm, theo Reuters.
Cùng ngày, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Nga cũng cho biết họ sẽ tăng cường giám sát cá và các mặt hàng thủy sản nhập khẩu từ Nhật Bản để ngăn chặn các sản phẩm "có hàm lượng phóng xạ cao" tràn vào Nga, theo hãng tin Kyodo.
Người Hàn Quốc bỗng nhiên trẻ hơn 1 - 2 tuổi theo cách tính tuổi mới Nhiều người dân Hàn Quốc sẽ trẻ lại từ 1 đến 2 tuổi khi nước này xóa bỏ hệ thống tính tuổi truyền thống, thay thế bằng hệ thống tính tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế. Cô Kim Jin-sil cầm tấm bảng ghi tuổi quốc tế của cô là 31 và tuổi Hàn Quốc là 33. Ảnh: AFP Theo hệ thống tính tuổi...