Hàn Quốc: Số đơn đặt hàng đóng tàu bật tăng mạnh trong quý 1
Số đơn đặt hàng mới của các công ty đóng tàu Hàn Quốc trong quý 1/2021 chiếm 52% tổng số đơn đặt hàng của ngành đóng tàu toàn cầu, tăng so với tỷ lệ 10% của năm 2020.
Tàu chở container siêu lớn trọng tải 14.800 TEU chạy bằng nhiên liệu khí đốt hóa lỏng (LNG) do Hyundai Samho chế tạo. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo dữ liệu do nhà nghiên cứu thị trường toàn cầu Clarkson Research Service công bố ngày 3/4, trong quý 1/2021, các nhà đóng tàu Hàn Quốc đã nhận được số đơn đặt hàng đóng tàu cao gấp 10 lần so với số đơn hàng của cả năm 2020, khi ngành công nghiệp đóng tàu đang phục hồi sau những tác động của dịch COVID-19.
Trong quý 1/2021, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã giành được các đơn đặt hàng đóng tàu mới tổng cộng 126 chiếc, tương đương 5,32 triệu tấn tổng hợp bù (CGT), gấp gần 10 lần so với lượng đơn đặt hàng tương ứng 550.000 CGT mà các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc nhận được trong cả năm 2020.
Số đơn đặt hàng mới của các công ty đóng tàu Hàn Quốc trong quý 1/2021 chiếm 52% tổng số đơn đặt hàng của ngành đóng tàu toàn cầu, tăng so với tỷ lệ 10% của năm 2020.
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã có được những hợp đồng lớn trong quý đầu tiên sau đợt khan hiếm đơn đặt hàng hồi năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19.
Ba công ty đóng tàu lớn của nước này đã giành được tổng số đơn đặt hàng mới trị giá 14.000 tỷ won (khoảng 12 tỷ USD) trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Ba vừa qua.
Cụ thể, Korea Shipbuilding & Offshore Engineering Co. (KSOE), sở hữu Hyundai Heavy Industries và hai công ty đóng tàu khác, đã nhận được các đơn hàng đóng 68 tàu trong quý 1 năm nay, trị giá 5,5 tỷ USD.
Video đang HOT
Như vậy, công ty này đã đạt 37% mục tiêu về lượng đơn đặt hàng hàng năm là 14,9 tỷ USD.
Samsung Heavy Industries Co. đã có số đơn đặt hàng trị giá 5,1 tỷ USD trong ba tháng đầu năm nay và giá trị các đơn đặt hàng mới do Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. giành được trong cùng kỳ lên tới 1,79 tỷ USD.
Các nhà đóng tàu Hàn Quốc đã nhận đơn đặt hàng cho nhiều loại tàu khác nhau kể từ đầu năm nay, bao gồm tàu chở container, tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và tàu thân thiện với môi trường.
Không chỉ ngành đóng tàu chứng kiến sự phục hồi, khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) cho thấy tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Hàn Quốc cũng đã có sự cải thiện mạnh mẽ, đạt mức cao nhất trong 6 năm, nhờ hy vọng rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á có thể phục hồi nhanh hơn dự kiến sau đại dịch COVID-19.
Khảo sát của KCCI, được thực hiện với khoảng 2.200 công ty sản xuất, cho hay chỉ số tâm lý kinh doanh (BSI) của các nhà sản xuất Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2021 ở mức 99 điểm, tăng 24 điểm so với quý trước đó và là mức cao nhất kể từ quý 3/2014.
Chỉ số BSI dưới 100 điểm có nghĩa là số doanh nghiệp dự báo điều kiện kinh doanh sẽ xấu đi nhiều hơn số doanh nghiệp dự đoán tình hình sẽ cải thiện.
KCCI cho rằng sự gia tăng trong tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Hàn Quốc chủ yếu là nhờ kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu.
Triển vọng xuất khẩu của Hàn Quốc hiện ở mức 109 điểm trong quý 1/2021, tăng 27 điểm so với quý trước đó và dự báo nhu cầu trong nước cũng tăng 24 điểm, lên 97 điểm.
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang phục hồi nhờ xuất khẩu mạnh mẽ.
Kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2021 đã tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020 và sản lượng công nghiệp trong tháng 2/2021 đã tăng với nhịp độ nhanh nhất trong 8 tháng.
Vaccine COVID-19 của Trung Quốc đã có mặt ở đâu?
Các lô hàng vaccine COVID-19 mà Trung Quốc gưi ra nước ngoài là để chứng minh hiệu quả của nươc nay trong chống đại dịch COVID-19 và nâng cao uy tín của các công ty công nghệ sinh học trên thị trường toàn cầu.
Cac nhân viên bôc dơ lô hang vaccine Sinopharm cua Trung Quôc tai sân bay Budapest, Hungary. Ảnh: AFP
Vào giữa năm 2020, co 5 loại vaccine đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại Trung Quốc: 2 loại của Sinopharm và một loại của Sinovac (được gọi là CoronaVac), CanSino Biologics và An Huy Zhifei Longcom.
Các thử nghiệm vaccine Trung Quôc đã cho thấy hiệu quả khác nhau. Hiệu quả của CoronaVac, được thử nghiệm ở Brazil va Thổ Nhĩ Kỳ lân lươt la 50% va 90%. Trong khi đo, Sinopharm đat hiêu qua ơ mưc 70% và 86%, và CanSino: 65% và 90%.
Vào tháng 5/2020, Chủ tịch Trung Quôc Tập Cân Binh đã đảm bảo với Hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng Băc Kinh sẽ biến vaccine trở thành "hàng hóa công cộng toàn cầu". Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ hô trơ sản phẩm miễn phí cho 53 quốc gia (như Ai Cập hoặc Montenegro) và bán cho 23 quốc gia.
Trung Quốc cũng đang cung cấp các khoản vay để mua vaccine, chẳng hạn như 1 tỷ USD cho các nước Mỹ Latinh vào tháng 6/2020. Tổng cộng, Trung Quốc dự kiến sẽ bán tới 530 triệu liều.
Đến ngày 15/2, hơn 45 triệu vaccine đã được chuyên ra nước ngoài. Một trong những điều kiện mua là sử dụng vaccine để thử nghiệm. Điều kiện này áp dụng đôi vơi Brazil, Nga, Cac Tiêu vương quôc Arab Thông nhât (UAE), Mexico, Serbia và một số nước khác.
Serbia nhân 1 triêu liêu vaccine Sinopharm cua Trung Quôc tai sân bay Nikola Tesla ở Belgrade ngày 16/1/2021. Ảnh: Reuters
Viêc ban san phâm cho các quốc gia này cho phép các công ty Trung Quốc mở rộng các nhóm thử nghiệm do có rất ít bệnh nhân lây nhiễm mới ở Trung Quốc.
Nước này đang thực hiện các hợp đồng cung cấp vaccine (chủ yếu là Sinopharm) ở châu Âu (gồm Serbia và Belarus), Trung Đông (UAE, Bahrain), Nam Mỹ (Brazil, Peru), châu Á (Campuchia, Indonesia) và châu Phi (Maroc, Senegal).
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc các nhà lãnh đạo nước ngoài công khai tiêm vaccine Trung Quốc (ví dụ tổng thống Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ) là bằng chứng về việc chấp nhận vaccine của nước này.
Hợp tác trong lĩnh vực y tê, bao gồm cả việc cung cấp vaccine cua Trung Quốc, cũng là chủ đề của cuộc họp thượng đỉnh gần đây giữa các nhà lãnh đạo của sáng kiến "17 1" (gôm Trung Quôc va 17 nươc khu vưc Trung, Đông Âu).
Tai châu Âu, các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc có thể sớm nộp đơn xin chứng nhận sản phẩm ơ EU. Do các vấn đề của EU trong việc cung cấp vaccine của châu Âu và Mỹ, các nhà chức trách Đức và Ba Lan đã công khai đề cập đến khả năng có thể sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc.
Cho đến nay, chỉ có một quốc gia thành viên EU là Hungary mua vaccine của Trung Quốc (môt trong những sản phẩm của Sinopharm). Sec cũng tuyên bố mua vaccine của Trung Quốc nhưng đang "sa lầy" vào một cuộc tranh cai chính trị.
Theo chuyên gia phân tich Marcin Przychodniak tai Viên Vân đê Quôc tê Ba Lan, việc sử dụng vaccine COVID-19 trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc khác với "chính sách ngoại giao khâu trang" năm 2020.
Việc sử dụng rộng rãi vaccine của Trung Quốc cũng sẽ cải thiện hình ảnh của ngành công nghệ sinh học của nước nay và có thể tăng thị phần trên thị trường toàn cầu.
Doanh số toàn cầu ô tô điện tăng 39% Thống kê mới công bố của hãng nghiên cứu thị trường Canalys cho thấy doanh số toàn cầu của các loại ô tô chạy điện tăng trưởng tới 39% trong năm vừa qua - đạt 3,1 triệu chiếc. Doanh số ô tô điện tiếp tục tăng vọt trên toàn cầu bất chấp khó khăn chung của ngành công nghiệp bốn bánh. Như vậy,...