Hàn Quốc sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất chip và các linh kiện ô tô
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, Hong Nam-ki cho biết nước này sẽ có các sáng kiến về thuế và các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất chip phụ tùng và các linh kiện, vật liệu dành cho ô tô.
Hàn Quốc dự kiến sẽ hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất chip phụ tùng và các linh kiện, vật liệu dành cho ô tô. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Ông Hong Nam-ki cho hay Hàn Quốc sẽ hỗ trợ cho các dự án của các doanh nghiệp về sản xuất 8 linh kiện và vật liệu chủ chốt như chip phụ tùng ô tô và nam châm đất hiếm cho xe điện.
Ông Hong Nam-ki nói sự hỗ trợ trên sẽ góp phần thu hút số vốn đầu tư tư nhân 140 tỷ won (125 triệu USD) vào năm 2025 và tạo thêm việc làm.
Các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc cũng chịu tác động trước tình trạng thiếu chip ô tô trên toàn cầu, với một số hãng buộc phải dừng các dây chuyền sản xuất.
Video đang HOT
Hàn Quốc, quê hương của các hãng Samsung Electronics Co. và SK hynix Inc., là nước mạnh về sản xuất chip nhớ, mặt hàng chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Tuy nhiên, các công ty Hàn Quốc không sản xuất chip dành cho ô tô khi đây là sản phẩm có lợi nhuận thấp hơn và bị tụt lại sau tương đối trong việc phát triển các loại chip không phải là chip nhớ, trong đó có chip hệ thống./.
Hàn Quốc: Vấn đề lớn sắp xảy đối với ngành ô tô điện
Trong bối cảnh doanh số ô tô điện (EV) ngày càng tăng tại Hàn Quốc, một vấn đề lớn sắp xảy ra là phải làm thế nào với những loại pin có thể sạc lại mà vẫn còn thời gian sử dụng cho xe.
Chiếc xe điện Kona Electric của Tập đoàn sản xuất ô tô Hyundai, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Pin lithium-ion, thành phần quan trọng quyết định hiệu năng và quãng đường đi được mỗi lần sạc của ô tô EV, sẽ xuống cấp theo thời gian và quá trình sử dụng và được khuyến nghị thay thế sau 5-10 năm do tốc độ sạc chậm và quãng đường đi được rút ngắn lại.
Một ý tưởng được đưa ra là tái sử dụng pin vẫn còn sử dụng được cho các ứng dụng cần ít điện năng hơn, như hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS), vốn lưu trữ năng lượng trong giờ thấp điểm để bổ sung cho nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất từ năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió.
Việc tái chế có ý nghĩa nếu pin EV không tái sử dụng nhưng vẫn chứa các kim loại giá trị cao, trong bối cảnh giá nickel và cobalt tăng cao cùng với đó là các nguyên liệu pin khác có khả năng thắt chặt nguồn cung.
Nhu cầu loại bỏ pin EV ngày càng nhiều trong tương lai thúc đẩy các nhà sản xuất xe EV và nhà sản xuất pin tìm cách tái sử dụng hoặc tái chế pin, qua đó sẽ hình thành một ngành công nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Bộ Năng lượng quốc gia Hàn Quốc dự báo lượng pin EV qua sử dụng sẽ tăng từ 1.400 (đơn vị) của năm 2020 lên hơn 67.000 (đơn vị) vào năm 2030 và lên tới 2,45 triệu (đơn vị) đến năm 2040, trong bối cảnh doanh số bán xe EV tăng cao.
Tập đoàn Hyundai Motor Group, vốn đặt mục tiêu tung ra 23 mẫu ô tô EV đến năm 2025 thông qua các mẫu xe của hãng sản xuất ô tô Hyundai Motor và Kia, tiến hành hợp tác với các nhà cung cấp pin và các công ty cung cấp điện năng địa phương để nghiên cứu khả năng tái sử dụng của pin EV.
Vào tháng Một đầu năm nay, hãng sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor Co., tiến hành thử nghiệm hệ thống ESS dựa trên pin EV cho nhà máy điện mặt trời công suất 2 megawatt giờ (MWh) tại nhà máy ở Ulsan.
Trưởng bộ phận kinh doanh năng lượng mới của Hyundai Motor Oh Jae-hyuk cho biết dự án trên cho phép tập đoàn tích lũy bí quyết trong lĩnh vực kinh doanh mới. Theo ông, mảng kinh doanh ESS dựa trên pin EV dự kiến sẽ nâng cao tính thân thiện môi trường của xe EV và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, hãng Hyundai Motor và LG Energy dự kiến sẽ sớm có một lượng lớn pin không sử dụng từ những chiếc ô tô EV Kona từ đợt triệu hồi xe trong nước, được tiến hành từ ngày 29/3 với khoảng 25.000 chiếc EV có nguy cơ cháy nổ. Đây là một phần của hơn 81.000 chiếc EV Kona và hai mẫu khác nằm trong diện triệu hồi toàn cầu.
Theo quan chức LG Energy, Hyundai Motor và LG Energy hiện đang thảo luận về tất cả lựa chọn có sẵn để tái sử dụng hoặc tiến hành tái chế đối với lô pin EV từ đợt triệu hồi các mẫu xe EV trên.
Trong động thái liên quan khác, nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp EV, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 1,3 tỷ won (1,5 triệu USD) đến năm 2024 để chuẩn bị các phương pháp thử nghiệm cho pin EV đã qua sử dụng, nghiên cứu ứng dụng và sử dụng chúng trong các dự án năng lượng tái tạo.
Giới chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp EV và Chính phủ Hàn Quốc cần cùng nhau hợp tác để thu thập pin ở các kích cỡ, đinh dạng và hóa học điện cực khác nhau, nhằm thiết lập thông số kỹ thuật tiêu chuẩn để dễ dàng tái chế pin và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lãng phí pin đã qua sử dụng./.
Xe hơi giá hơn 400 triệu đồng tràn vào Việt Nam Tính tổng từ đầu năm 2021 đến hết ngày 15-5, lượng ô tô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam đạt 57.352 chiếc, kim ngạch đạt hơn 1,285 tỉ USD. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 5 (từ ngày 1 đến 15-5) lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam đạt...