Hàn Quốc sẽ đàm phán về trao đổi máy bay quân sự với Tây Ban Nha
Theo Yonhap, các quan chức quốc phòng ngày 10/2 cho biết, trong tháng này, Hàn Quốc và Tây Ban Nha dự kiến khởi động đàm phán về một thỏa thuận được đề xuất nhằm trao đổi các máy bay vận tải quân sự của quốc gia châu Âu này với máy bay huấn luyện của Hàn Quốc.
Máy bay vận tải A-400M. (Ảnh minh họa. Nguồn: defensenews.com)
Nếu đạt được thỏa thuận này, đây sẽ là lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu máy bay tới châu Âu.
Theo các quan chức chính phủ và quân đội, Hàn Quốc đang xem xét đề xuất của Tây Ban Nha về việc trao đổi một số máy bay vận tải A-400M của Airbus, đổi lấy máy bay huấn luyện KT-1 và T-50 do Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) sản xuất.
Video đang HOT
Tây Ban Nha được cho là là đã đặt hàng 27 máy bay A-400M từ Airbus, song quyết định bán 13 máy bay trong số này và đã nhận được sự đồng thuận của Airbus. Madrid được cho là đang hy vọng chuyển giao 4-6 máy bay A-400M cho Hàn Quốc để đổi lấy 30 máy bay KT-1 và 20 máy bay T-50.
Các quan chức cho hay, Hàn Quốc dự kiến cử một nhóm các quan chức tới Tây Ban Nha để đàm phán.
Một quan chức chính phủ giấu tên nêu rõ: “Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) đã kết hợp lập trường của Chính phủ cùng các chiến lược đàm phán và gửi tới Bộ Quốc phòng. Một nhóm đàm phán cấp chuyên viên, chủ yếu gồm các quan chức DAPA cùng một số quan chức Bộ Quốc phòng, sẽ được cử tới Tây Ban Nha ngay trong tháng này”./.
Theo Vietnam
Khủng hoảng Venezuela: Có những giới hạn không thể vượt qua
Theo ông Jorge Verstrinha, bất kể EU nghe theo người Mỹ thế nào đi nữa, thì "có những giới hạn không thể vượt qua".
EU để ngỏ khả năng công nhận Juan Guaydo là tổng thống Venezuela và yêu cầu tổ chức bầu cử. Sputnik đã thảo luận về quan điểm của các nước châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Venezuela với Jorge Verstrynge Rojas, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Complutense Madrid.
Vào ngày 26.1, Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố ý định công nhận Guaido là tổng thống lâm thời của đất nước nếu cuộc bầu cử mới không được tổ chức tại Venezuela trong vòng 8 ngày. Sau đó Cao ủy Ngoại giao EU, Federica Mogherini, đã kêu gọi tổ chức khẩn cấp cuộc bầu cử tổng thống tự do, minh bạch và đáng tin cậy theo tiêu chuẩn dân chủ quốc tế và trật tự hiến pháp tại Venezuela.
Theo ông Jorge Verstrinha, bất kể EU nghe theo người Mỹ thế nào đi nữa, thì "có những giới hạn không thể vượt qua".
Trong các trường hợp quan trọng như vậy, các quyết định phải được nhất trí tại EU, một số quốc gia, như Hungary và một phần nào đó là Italia, đang chịu áp lực, chuyên gia nói.
Nhà khoa học chính trị nhớ lại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, "khối phương Đông không dung thứ cho sự can thiệp, cũng như khối phương Tây".
Khối phương Đông biến mất, và bắt đầu diễn ra sự can thiệp, chiến tranh nhân đạo và đảo chính bóp nghẹt ý chí của người dân, và đây chính xác là những gì đang xảy ra ở Venezuela: một cuộc tấn công dữ dội vào chủ quyền của đất nước.
Theo chuyên gia này, "áp lực được sử dụng cho đến khi Venezuela làm những gì Trump muốn, những gì Mỹ mong muốn".
Theo Danviet
Sóng dữ trên con đường chinh phục châu Âu của Huawei Để mở rộng hoạt động và tầm ảnh hưởng tại thị trường châu Âu, tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei được cho là đã sử dụng nhiều cách thức, bất chấp những lo ngại về nguy cơ an ninh từ các sản phẩm của "gã khổng lồ" này. Gian hàng của Huawei tại sự kiện công nghệ di động ở Barcelona,Tây Ban...