Hàn Quốc sẽ cấm nữ giới mặc váy ngắn
Nữ giới tại Hàn Quốc đang đối mặt với nguy cơ bị cấm mặc váy ngắn khi luật cấm ăn mặc thiếu vải có hiệu lực vào tuần này.
Những người ăn mặc quá hở hang ở chốn công cộng sẽ bị phạt 50.000 KRW (khoảng 1 triệu đồng), theo luật mới.
Váy ngắn, quần soóc hiện đang làm mốt thời thượng tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên luật này đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề sau khi được tân Tổng thống Park Geun-hye thông qua vào kì họp Nội các đầu tiên của bà.
Các lãnh đạo đảng đối lập cũng chỉ trích động thái này, cho rằng luật mới tước đi quyền tự do thể hiện bản thân của con người.
Video đang HOT
Người ta đã so sánh tân Tổng thống và người cha quá cố của bà, ông Park Chung-hee, người lãnh đạo đất nước từ năm 1963 – 1979. Dưới thời ông Park, vào thập niên 70, người dân không được mặc váy quá dài.
Trong khi đó, váy ngắn lại chính là mốt thời thượng của các nữ nghệ sĩ Hà Quốc, đặc biệt là với các thần tượng K-pop, làn song âm nhạc đang thống trị đất nước này.
Giới nghệ sĩ khắp châu Á đã đăng tải hình ảnh bản thân ăn mặc khiêu khích để phản đối luật mới.
Nancy Land, một nghệ sĩ nổi tiếng đã đăng một bức ảnh có hình cô cầm tờ 50.000 KRW lên Twitter.
Ca sĩ nhạc Pop Lee Hyori cũng bình luận: “Phạt vì ăn mặc hở hang có thật không vậy? Tôi chết mất.”
Nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Liệu luật mới có làm thị trường âm nhạc thần tượng của nước này chao đảo?
Theo soha
Trung Quốc sẽ bỏ ăn đũa?
Một "cuộc chiến" đã chia rẽ hai thế giới Đông và Tây của Trái Đất trong hàng thế kỷ qua: Ăn đũa có ưu việt hơn dao - dĩa hay không? Nay thì câu trả lời có thể đã được quyết định, ít nhất là từ góc độ môi trường.
Đũa dùng một lần gây lãng phí tài nguyên rừng của Trung Quốc. Ảnh Internet.
Với 1,4 tỉ dân, mỗi năm ném đi 80 tỉ đôi đũa, giới chức Trung Quốc đã thừa nhận, rừng của họ không còn đủ sức cung cấp dụng cụ gắp thức ăn trên các mâm cơm nữa.
"Chúng ta phải thay đổi các thói quen tiêu dùng và khuyến khích người dân dùng những dụng cụ tái sử dụng", ông Bo Guangxin, Chủ tịch Hội lâm nghiệp Cát Lâm, phát biểu tại phiên họp đang diễn ra của Quốc hội Trung Quốc.
Theo ông Bo, từ một cái cây 20 năm tuổi chỉ có thể sản xuất ra 4.000 chiếc đũa, vì thế quan chức này kêu gọi các nhà hàng và người dân nên sử dụng dao dĩa kim loại để thay thế đũa.
Mỗi năm Trung Quốc phải đốn hạ 20 triệu cây lâu năm để đáp ứng thói quen dùng đũa một lần. Nếu đề nghị của ông Bo được tiếp nhận rộng rãi, đây có thể là một bước ngoặt trong lịch sử 4.000 năm của đũa.
Các tư liệu lịch sử cho rằng, Đại Vũ, vị anh hùng sáng lập ra nhà Hạ - triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, là người đầu tiên sử dụng hai chiếc đũa để gắp thức ăn vào khoảng năm 2.100 trước Công nguyên. Trong tình hình cấp bách phải nhanh chóng chỉ đạo trị thuỷ giúp dân, Đại Vũ đã không thể chờ cho đến khi món thịt của ông nguội đi để cầm tay, thay vào đó, ông dùng hai cành cây nhỏ để gắp.
Đũa nhanh chóng trở nên quen thuộc trên khắp châu Á. Đũa của người Trung Quốc thường dài hơn tại Nhật và Hàn Quốc để có thể gắp được những đĩa thức ăn giữa bàn ăn rộng.
Một ước tính của cơ quan quản lý rừng Trung Quốc cho thấy, trong khoảng năm 2004-2009, mỗi năm nước này tiêu thụ 57 tỉ đôi đũa dùng một lần. Với lượng tiêu thụ đũa khổng lồ, Trung Quốc là nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất, thậm chí còn nhập khẩu đũa từ một công ty ở bang Georgia, Mỹ.
Trong khi đó, dĩa là phát minh của người La Mã, nhưng phải đến thế kỷ 18 mới trở nên phổ biến ở Bắc Âu.
Theo soha
Tổng thống Obama sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra hội nghị khu vực Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ đưa các tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ra các hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Đông Á tại Brunei vào tháng 10 tới. Tổng thống Obama bắt tay Quốc vương Hassanal Bolkiah tại Nhà Trắng. Brunei - với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN...