Hàn Quốc dự kiến sẽ tiến hành việc tự đưa vệ tinh vào không gian bằng một vụ phóng tên lửa cuối tuần này.
Tên lửa KSLV-1 tại Trung tâm Không gian Naro, Hàn Quốc, trước lần phóng đầu tiên năm 2009. Ảnh:Xinhua
Bộ trưởng Khoa học Hàn Quốc hôm nay cho biết tên lửa KSLV-1 sẽ được phóng từ Trung tâm Không gian Naro ở bờ biển phía nam. “Sau khi cân nhắc các bước chuẩn bị và điều kiện thời tiết, chúng tôi xác nhận rằng vụ phóng tên lửa có thể diễn ra vào ngày 26/10 tới”, ông Lee Ju-Ho nói.
Theo AFP, một tàu tuần duyên trọng tải 3.000 tấn của Hàn Quốc đã lên đường đến vùng biển quốc tế gần Philippines để theo dõi vụ phóng. Tên lửa sẽ được chuyển đến bệ phóng vào ngày 24/10 này. Trước đó, Bộ Khoa học dự trù kế hoạch phóng tên lửa trong khoảng 5 ngày, muộn nhất là vào 31/10.
Video đang HOT
Hai vụ phóng tên lửa KSLV-1 của Hàn Quốc trước đây đều gặp thất bại. Lần đầu tiên là vào năm 2009, KSLV-1 đã đạt đến quỹ đạo nhưng cơ chế phóng bị lỗi khiến vệ tinh không thể triển khai. Lần thứ hai vào năm sau đó, tên lửa phát nổ giữa đường bay.
Tầng đầu tiên của phương tiện không gian này do Nga sản xuất, được kết hợp với tầng thứ hai chạy bằng nhiên liệu rắn do Hàn Quốc chế tạo. Hiện chỉ có 3 nước châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đã phóng thành công vệ tinh vào quỹ đạo.
Triều Tiên hồi tháng 4 cũng tuyên bố phóng tên lửa mang vệ tinh thời tiết nhưng tên lửa đã nổ tung chỉ sau khi phóng khoảng hai phút.
Theo VNE
Trung Quốc phóng thành công 2 vệ tinh
Hai vệ tinh Practice-9 A và Practice-9 B được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm Taiyuan (tỉnh Sơn Tây) bằng tên lửa đẩy Long March-2C.
Phóng vệ tinh thực nghiệm
Hai vệ tinh thử nghiệm này được phát triển bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Đây là sản phẩm đầu tiên trong seri vệ tinh dân sự nhằm mục đích thử nghiệm các thành phần, cấu trúc và quy trình liên lạc liên vệ tinh do nước này tự thiết kế.
Tháng trước, Bắc Kinh đã phóng vệ tinh nghiên cứu VRSS-1 của Venezuela lên không gian.
Cũng trong tháng 9, Trung Quốc đã phóng thành công lên quỹ đạo hai vệ tinh có chức năng giám sát hướng chảy của các dòng hải lưu và thiết lập hệ thống định vị toàn Bắc Đẩu.
Trung Quốc hiện đang tham vọng trong các chương trình vũ trụ, trong đó có đích đến gần nhất là Mặt Trăng, hướng tới xây dựng trạm không gian và hệ thống định vị toàn cầu cho riêng.
Từ năm trước, Bắc Kinh lên kế hoạch phóng tới 100 vệ tinh vào không gian đến năm 2015, và hiện đã hoàn thành được 20 lần phóng.
Theo Tinngan
Châu Âu phóng thành công vệ tinh Galileo vào quỹ đạo Ngày 12/10, một tên lửa Soyuz của châu Âu đã được phóng thành công vào quỹ đạo mang theo 2 vệ tinh Galileo. Đây được xem như bước đi thành công đầu tiên mở ra cơ hội xây dựng mạng định vị toàn cầu mới, cạnh tranh với GPS của Mỹ. Tên lửa Soyuz mang vệ tinh Galileo vào quỹ đạo Vụ phóng...
Tin mới nhất
Cuộc đấu không người thắng
20:53:43 23/12/2024
Việc áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã kéo theo những hệ lụy khó lường, cả ở góc độ đối nội và đối ngoại, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập niên ở Hàn Quốc
Nhìn lại bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024
20:50:25 23/12/2024
Dù vậy, động lực từ chính quyền mới đã tạo ra một làn sóng lạc quan lớn trong lĩnh vực tiền điện tử, đánh dấu sự dịch chuyển quan trọng trong cách tiếp cận chính sách đối với loại tài sản số này.
Hàn Quốc: Hoàn tất thủ tục tống đạt hồ sơ xét xử luận tội Tổng thống
20:48:09 23/12/2024
Trong một diễn biến khác, ngày 23/12, Cơ quan Điều tra quan chức cấp cao về tham nhũng, cơ quan tiến hành điều tra riêng biệt, cho biết giấy triệu tập lần hai gửi Tổng thống đã bị trả lại với lý do không rõ người nhận và từ chối nhận .
Mỹ tìm chỗ đứng tại Syria
20:37:02 23/12/2024
Mỹ đang đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng quan hệ với nhà cầm quyền mới tại Syria sau sự ra đi của chính quyền Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad.
OpenAI công bố mô hình AI suy luận o3
20:08:50 23/12/2024
OpenAI - công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) được hỗ trợ bởi Microsoft (Mỹ) ngày 20.12 thông báo họ đang thử nghiệm các mô hình AI lý luận mới mang tên o3 và o3 mini .
Ông Trump và chính quyền Mỹ tiếp tục 'giằng co'
19:57:38 23/12/2024
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu không bao gồm đòi hỏi then chốt của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trong khi ông kiện chính phủ liên quan vật liệu xây tường biên giới.
Nga nỗ lực xử lý thảm họa môi trường sau sự cố tràn dầu ở Biển Đen
17:10:46 23/12/2024
Sau vụ tràn dầu cũng ghi nhận hiện tượng cá heo nhảy lên bờ hàng loạt. Đây vốn là hiện tượng vô cùng hiếm xảy ra lâu nay ở vùng Krasnodar.
IMF cảnh báo về kịch bản tiêu cực cho Ukraine
17:07:42 23/12/2024
Không chỉ vậy, tình trạng hồi hương của người di cư cùng với thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng năng lượng và tình trạng mất điện sẽ càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Tỷ phú Elon Musk phản đối Mỹ chi tiêu cho quốc phòng châu Âu
17:04:20 23/12/2024
Cụ thể, NDAA năm 2024 phân bổ 300 triệu USD cho sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine, cung cấp vũ khí, huấn luyện và hỗ trợ tình báo cho chính phủ nước này trong bối cảnh xung đột với Nga.
Đài phun nước biểu tượng Trevi ở Rome mở cửa trở lại
16:36:07 23/12/2024
Trước đó, trong thời gian bảo trì, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng đài phun nước từ một lối đi bộ đặc biệt và thực hiện truyền thống ném đồng xu cầu may vào một chiếc "giỏ".
Điện Kremlin bình luận về kế hoạch tổ chức cuộc gặp giữa ông Putin và ông Trump
16:34:08 23/12/2024
"Tổng thống Putin nói rằng ông ấy muốn gặp tôi càng sớm càng tốt. Vì vậy, chúng ta phải đợi điều này. Chúng ta phải chấm dứt cuộc chiến đó", ông Trump nói khi phát biểu tại hội nghị Turning Point USA ở bang Arizona.
Mali, Niger và Burkina Faso bác đề nghị gia hạn thời gian rút lui của ECOWAS
16:30:56 23/12/2024
Trong tuyên bố, người đứng đầu AES nêu rõ đề xuất của ECOWAS là đơn phương, không có tính ràng buộc, đồng thời nhấn mạnh quyết định rút khỏi tổ chức là "không thể đảo ngược".