Hàn Quốc sản xuất vũ khí laser diệt UAV chỉ 1,5 USD mỗi phát bắn
Hàn Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt vũ khí laser chuyên tiêu diệt máy bay không người lái (UAV) giá rẻ với chi phí cho một nhát bắn chỉ tốn 1,5 USD.
Cơ quan quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) ngày 11/7 xác nhận nước này đã bắt đầu sản xuất hàng loạt mẫu vũ khí laser chuyên tiêu diệt UAV được định danh là Block-I, có khả năng “tấn công chính xác UAV cỡ nhỏ và các thiết bị bay đa chức năng khác ở tầm gần”, CNN đưa tin.
Hình ảnh mô phỏng Block-I do Hàn Quốc công bố. Ảnh: Korea Times
Chưa rõ giá sản xuất của Block-I, nhưng chi phí cho một lần khai hỏa của nó chỉ tốn khoảng 1,5 USD tiền điện. “Nó vô hình và không gây tiếng động, không cần đạn dược riêng và hoạt động ngay khi được cung cấp điện”, DAPA khẳng định.
Hình ảnh do DAPA công bố cho thấy Block-I có kết cấu tương đương thùng container, giúp nó dễ dàng lắp đặt trên các phương tiện xe tải thông thường. Chùm tia laser của Block-I sẽ không thể bị phát hiện trước khi nó tiếp cận mục tiêu, giúp gia tăng hiệu quả đánh chặn.
Video đang HOT
Binh sĩ Hàn Quốc thử vũ khí chống UAV. Ảnh: GettyImages
Theo Korea Times, người phát ngôn DAPA Jo Yong-jin mới đây tiết lộ, mẫu vũ khí diệt UAV mới sẽ phát ra một chùm tia laser trong khoảng 10-20 giây, làm tăng nhiệt độ tại khu vực bị nhắm bắn lên 700 độ C, từ đó vô hiệu hóa các thiết bị điện tử, động cơ và pin của UAV.
Trong quá trình thử nghiệm diễn ra năm ngoái, Block-I đạt hiệu quả đánh chặn 100%. DAPA cũng tuyên bố, nếu kế hoạch đưa Block-I vào trực triển được thực hiện ngay trong năm nay, Hàn Quốc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới vận hành vũ khí laser diệt UAV.
Hàn Quốc bắt đầu phát triển vũ khí laser vào năm 2019 và đã đầu tư 87,1 tỷ won (63 triệu USD) cho dự án này. Trong tương lai gần, Block-I có thể được cải thiện về hiệu suất để tiêu diệt các mục tiêu lớn như máy bay và tên lửa đạn đạo.
Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang xây dựng liên minh quân sự ở châu Á có nhiều điểm tương đồng với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời chỉ trích hành động của ba nước này là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực.
Binh sĩ Hàn Quốc và Mỹ tham gia cuộc tập trận chung vượt sông tại Sông Namhan ở Yeoju, Hàn Quốc, ngày 20/10/2023. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng lên án mạnh mẽ "sự phô trương sức mạnh quân sự liều lĩnh và khiêu khích" của Washington, Tokyo và Seoul, đặc biệt là cuộc tập trận quân sự chung mang tên Freedom Edge ở vùng biển gần nước này.
Cuộc tập trận diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/6, nhằm "thúc đẩy khả năng tương tác ba bên và bảo vệ tự do vì hòa bình và ổn định". Theo Hải quân Mỹ, cuộc tập trận có sự tham gia của một số tàu chiến, bao gồm cả tàu sân bay USS Theodore Roosevelt.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho hay cuộc tập trận lần này sẽ tập trung vào phòng thủ tên lửa đạn đạo, phòng không, tác chiến chống tàu ngầm, tìm kiếm cứu nạn, ngăn chặn hàng hải và huấn luyện phòng thủ trên mạng. JCS cũng tuyên bố 3 bên sẽ tiếp tục mở rộng Freedom Edge trong tương lai.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng mục tiêu thực sự của Mỹ là thống trị thế giới và bao vây các quốc gia độc lập. Tuyên bố của bộ nêu rõ chính sách này "đã vượt lằn ranh đỏ và đang mang lại sự thay đổi rất tiêu cực trong môi trường an ninh thế giới".
Theo Bình Nhưỡng, cuộc tập trận Freedom Edge là nỗ lực nhằm củng cố khối quân sự Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, vốn đã cam kết đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào mà một trong ba bên phải đối mặt.
Giới chức Triều Tiên lập luận cam kết này gợi nhớ đến điều khoản phòng thủ tập thể của NATO. Điều khoản nêu rõ bất kỳ cuộc tấn công nào vào một quốc gia thành viên cũng sẽ được coi là cuộc tấn công vào tất cả các thành viên.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh: "Điều này có nghĩa là mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc đã có diện mạo hoàn chỉnh của NATO phiên bản châu Á".
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh này không có kế hoạch mở rộng sang châu Á, song nhấn mạnh rằng khối này phải ứng phó với bối cảnh an ninh luôn thay đổi trong khu vực, vì điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng vượt xa phạm vi. Năm 2021, Mỹ, Anh và Australia đã thiết lập quan hệ đối tác an ninh mang tên AUKUS, trong đó Washington và London cam kết hỗ trợ Australia trong lĩnh vực tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nga sẽ trang bị vũ khí cho Triều Tiên nếu phương Tây tiếp tục cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cảnh báo rằng Moskva sẽ trang bị vũ khí cho Triều Tiên nếu các nước phương Tây tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai...