Hàn Quốc sẵn sàng cho mọi biến cố ở Triều Tiên
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố đã sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào xảy ra ở Triều Tiên sau vụ Jang Song-taek bị xử tử.
Ngày 6/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố nước này đã sẵn sàng cho bất cứ tình huống nào có thể xảy ra ở Triều Tiên sau vụ nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra lệnh xử tử người chú quyền lực Jang Song-taek hồi tháng trước.
Trong một cuộc họp báo nhân dịp năm mới, bà Park nói: “Không ai biết đích xác những gì đang diễn ra ở Triều Tiên và điều gì nước này sẽ làm trong tương lai. Thế nên chúng tôi đã sẵn sàng để đối phó với bất cứ tình huống nào xảy ra.”
Tổng thống Park Geun-hye phát biểu trong cuộc họp báo đầu năm
Sau khi ông Jang Song-taek bất ngờ bị thanh trừng và xử tử, quân đội Hàn Quốc đã phải nâng cao trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và Tổng thống Park Geun-hye cũng đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể sẽ có “hành động khiêu khích liều lĩnh”.
Trong cuộc họp báo trên, bà Park cũng đề xuất hai miền Triều Tiên nên tổ chức dịp đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên vào cuối tháng này. Bà Park cho biết: “Tôi hy vọng các thành viên gia đình bị ly tán sẽ được phép đoàn tụ trong Tết Nguyên đán để giúp họ hàn gắn những vết thương lòng.”
Bà Park hy vọng rằng Triều Tiên sẽ lấy việc cho phép các gia đình đoàn tụ làm nấc thang đầu tiên trong quá trình cải thiện quan hệ liên Triều.
Video đang HOT
Quân đội Hàn Quốc sẵn sàng chiến đấu cao sau vụ Jang Song-taek bị xử tử
Cũng trong buổi họp báo này, Tổng thống Park Geun-hye tái khẳng định lập trường rằng Hàn Quốc sẵn sàng giúp đỡ Triều Tiên nếu nước này từ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân và trở thành một “thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.”
Bà tuyên bố rằng chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là không thể chấp nhận được vì nó ngăn cản quá trình thống nhất giữa hai miền cũng như nền hòa bình trên thế giới.
Trong bài phát biểu đầu năm trên, bà Park nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ hợp tác với các quốc gia láng giềng để nỗ lực hết mình ngăn chặn Triều Tiên tăng cường sức mạnh hạt nhân.”
Theo GlobalPost
Jang Song-thaek: Không "tề gia", sao "trị quốc"!
Ông Jang Song-thaek đã phạm sai lầm khi không giữ được hòa khí với vợ khiến gia đình tan vỡ. Mất hậu thuẫn của vợ, cô ruột của Chủ tịch Kim Jong-un, ông đã phải trả giá đắt.
Có lẽ không chính khách châu Á nào không biết câu "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" trong tư tưởng Nho giáo. Đó là những bước đi cần thiết để gầy dựng một sự nghiệp vững vàng, nhất là đối với người có tham vọng chính trị lớn như ông Jang Song-thaek. Vậy nhưng, ông đã quên một bước đặc biệt quan trọng là "tề gia". Tề gia không phải thể hiện quyền uy gia trưởng mà là xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, vợ chồng hòa thuận, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn. Hơn nữa, vợ ông, bà Kim Kyong-hui, đâu phải tầm thường!
Bi kịch gia đình
Một số người thân của Jang Song-thaek chạy sang Trung Quốc hay Hàn Quốc cho biết ông và bà Kim Kyong-hui đã ly thân từ giữa những năm 1990. Cuộc tình của họ từng là tấm gương về sức mạnh của tình yêu chân chính. Họ yêu nhau lúc còn mài đũng quần trên ghế giảng đường Đại học Kim Il-sung. Ông Jang xuất thân từ một gia đình ở tỉnh lẻ, trong khi bà Kim là con gái duy nhất của Chủ tịch Kim Il-sung.
Sự chênh lệch giai cấp khiến ông Kim Il-sung phật lòng, ngăn cấm quyết liệt. Theo nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), ông Kim đã có ý định gả bà Kim cho một sĩ quan xuất sắc, lý lịch hoàn hảo. Tuy nhiên, bà Kim là một phụ nữ kiên cường. Khi ông Jang bị chuyển trường từ Đại học Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng đến Đại học Kinh tế ở TP Wonsan, theo lệnh của Chủ tịch Kim Il-sung, thì mỗi cuối tuần, bà tự lái xe đi gặp người yêu. Trước quyết tâm của con gái, cộng với sự van nài của con trai Kim Jong-il, ông Kim đành nhượng bộ.
Bà Kim Kyong-hui trong một cuộc họp đảng vào tháng 9/2013 (Ảnh: AP)
Từng được báo chí nước ngoài xếp vào danh sách "Những phụ nữ quyền lực nhất châu Á" nhưng bà Kim Kyong-hui không có cuộc sống phú quý và hạnh phúc như nhiều người tưởng. Tham gia Hội Phụ nữ Dân chủ Triều Tiên từ năm 1971, bà từng giữ nhiều chức vụ cao cấp trong hội. Năm 1975, bà được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Ủy ban Liên lạc với nước ngoài của Đảng Lao động Triều Tiên.
Vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1988, bà Kyong-hui phụ trách ngành công nghiệp nhẹ. Năm 2010, bà được phong tướng cùng một lúc với cháu trai Kim Jong-un và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 2011.
Quyền cao chức trọng như vậy nhưng bà Kim Kyong-hui lại bất hạnh trong chuyện gia đình. Đầu tiên, bà mất con gái duy nhất là Jang Kum-song, SN 1977, khi cô du học ở Paris hồi năm 2006. Vì Triều Tiên hoàn toàn im lặng nên có nhiều giả thuyết xung quanh tấn bi kịch này.
Theo báo chí Hàn Quốc, giả thuyết sau đây được cho là xác thực nhất: Jang Kum-song bị cha mẹ buộc trở về Triều Tiên vì không chấp nhận bạn trai của cô, người "có lý lịch không tốt". Không như mối tình trắc trở của cha mẹ lúc ban đầu, cuộc tình của cô sinh viên họ Jang không được người có thế lực "chống lưng". Cô đơn và chung thủy với người yêu, cô quyết định kháng lệnh trở về Bình Nhưỡng. Sau đó, trong nỗi tuyệt vọng, cô đã tự tử.
Bi kịch thứ hai là cái chết của người anh trai, Chủ tịch Kim Jong-il, vào tháng 12/2011. Biến cố này đã làm tinh thần bà Kim Kyong-hui suy sụp, chứng nghiện rượu và bệnh trầm cảm có từ lúc ly thân với chồng càng thêm nghiêm trọng - theo nguồn tin của tờ Korea Times. Cuối cùng là cái chết bi thảm của chồng, ông Jang Song-thaek, theo lệnh của người cháu ruột.
Số phận hẩm hiu
Vì bà Kim Kyong-hui vắng mặt trong 2 sự kiện quan trọng gần đây: Lễ tưởng niệm cố Chủ tịch Kim Jong-il và đám tang ông Kim Kuk-tae, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng, dù có tên trong ban tổ chức, có nhiều đồn đoán khác nhau về số phận của vợ kẻ "phản đảng, phản quốc" Jang Song-thaek.
Một số nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng bà đã bị thất sủng song có lẽ bà đang đau nặng nên không thể xuất hiện trước đám đông.
Bà Kim, ông Jang và vợ chồng Chủ tịch Kim Jong-il (giữa) trong một chuyến thị sát tháng 12/2009 (Ảnh: TAKUNGPAO)
Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc), bà Kim Kyong-hui vừa mới xuất viện sau khi chữa trị 40 ngày ở Moscow - Nga. Bà hiện có mặt ở Bình Nhưỡng nhưng quá yếu để tiếp xúc với bất cứ ai. Bình Nhưỡng im lặng về sức khỏe của Kim Kyong-hui nhưng theo nguồn tin đáng tin cậy, bà mắc bệnh tim, sa sút trí tuệ và ung thư.
Bệnh tim là di truyền bởi cha và anh của bà, Chủ tịch Kim Il-sung và Chủ tịch Kim Jong-il, đều qua đời vì bệnh tim. Một loạt hình ảnh của Kim Kyong-hui trên các phương tiện truyền thông Triều Tiên hồi đầu năm nay cho thấy thần sắc của bà rất kém.
Tố cáo chồng? Đằng sau cái chết của ông Jang Song-thaek, bà Kim Kyong-hui đóng vai trò gì? Câu hỏi này đã được đặt ra ngay sau khi ông Jang bị bắt. Dựa vào mối quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt" của vợ chồng họ, một số nhà phân tích tin rằng khi Bộ Chính trị hài tội ông Jang "ăn chơi sa đọa, quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ, say xỉn trong các nhà hàng sang trọng ở nước ngoài", chắc chắn là với sự đồng ý của bà cô ruột ông Kim Jong-un. Ông Lee Yun-keol - một cán bộ Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc, hiện làm Chủ tịch Trung tâm Thông tin chiến lược Triều Tiên - cho biết: "Chính bà Kim Kyong-hui đã nói với Bộ Chính trị rằng quyền lực của ông Jang có thể là mối đe dọa cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đó là lý do bà quyết định tố cáo chồng mình".
Theo Nguyễn Cao
Kim Jong-un "say xỉn" khi ra lệnh xử tử trợ lý? Tờ Yomiuri cho rằng ông Kim đã "say xỉn" và "tức giận" khi ra lệnh xử tử 2 trợ lý thân cận của người chú Jang Song-taek. Ngày 23/12, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản dựa trên các thông tin tình báo cho rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã "say xỉn" khi ra lệnh cho binh sĩ xử bắn hai...