Hàn Quốc ra “tối hậu thư” về KCN Kaesong
Hàn Quốc cho biết nếu Triều Tiên không chấp nhận yêu cầu của nước này, họ sẽ có biện pháp “cương quyết” đối với khu công nghiệp Kaesong.
Ngày 28/7, các quan chức Hàn Quốc cho biết họ sẽ đưa ra “đề xuất cuối cùng” cho các cuộc hội đàm với Triều Tiên về việc mở lại khu công nghiệp liên Triều Kaesong vốn đang bị đóng cửa do căng thẳng leo thang giữa hai nước.
Hồi tháng 4, Triều Tiên đã đơn phương rút toàn bộ công nhân đang làm việc cho các công ty Hàn Quốc ở khu công nghiệp Kaesong và đóng cửa khu công nghiệp này.
Một người lính Hàn Quốc canh gác tại khu công nghiệp Kaesong
Hai nước đã tổ chức 6 vòng đàm phán nhằm mở lại khu công nghiệp được cho là biểu tượng hòa giải dân tộc giữa hai miền, tuy nhiên họ không đạt được thống nhất về các điều kiện nối lại hoạt động của khu công nghiệp.
Video đang HOT
Seoul yêu cầu Triều Tiên đảm bảo không tái diễn việc đơn phương đóng cửa khu công nghiệp, trong khi Bình Nhưỡng đòi nối lại hoạt động của Kaesong ngay lập tức.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra đề xuất cuối cùng với Triều Tiên để thảo luận về vấn đề khu công nghiệp Kaesong.”
Đề xuất này sẽ được đưa ra tại ngôi làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày mai trong cuộc hội đàm cấp nhóm công tác vốn đã được tổ chức trong vài tuần qua.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae
Trong khi kêu gọi Triều Tiên “đưa ra câu trả lời rõ ràng” về yêu cầu đảm bảo không tự ý đóng cửa khu công nghiệp, Bộ trưởng Ryoo cho biết nếu đề xuất này không được đáp ứng, Hàn Quốc “sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra quyết định cương quyết” khi các công ty làm ăn ở Kaesong đang ngày càng thua lỗ vì cách hành xử của Triều Tiên.
Việc Triều Tiên rút toàn bộ 53.000 lao động ở khu công nghiệp Kaesong đã khiến các công ty Hàn Quốc làm ăn ở đây thiệt hại tới 935 triệu USD.
Tuy nhiên ông Ryoo không đề cập đến thời gian tổ chức các cuộc hội đàm này và biện pháp “cương quyết” mà chính phủ Hàn Quốc sẽ đưa ra là gì. Hồi tuần trước, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng ra thông báo cảnh cáo Triều Tiên rằng nếu không có các biện pháp tích cực, Hàn Quốc buộc sẽ có hành động “cương quyết”.
Theo khampha
Xe bọc thép Triều Tiên bao vây Kaesong
Một số người Hàn Quốc trở về từ khu công nghiệp chung Kaesong cho biết, Triều Tiên đã thay thế các nhân viên hải quan dân sự bằng binh sĩ, đồng thời triển khai xe bọc thép quanh đó.
Khu công nghiệp chung Kaesong, biểu tượng cuối cùng của sự hợp tác liên Triều, đang đối mặt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi đi vào hoạt động vào năm 2003.
Khu công nghiệp này đóng cửa nghỉ lễ hôm 5/4. Trước đó, trong hai ngày 3/4 và 4/4, Triều Tiênkhông cho phép các phương tiện và công nhân Hàn Quốc vào khu công nghiệp chung, dù vẫn cho người Hàn Quốc làm việc ở đó về nước.
Một số người Hàn Quốc trở về từ Kaesong hôm 3/4 cho biết, những người Triều Tiên ở đó trông căng thẳng hơn thường lệ. Một người kể: "Các công nhân Triều Tiên vốn thường mặc quần áo dân sự đã chuyển sang đồng phục quân đội và các hoạt động tuần tra cũng được tăng cường". Triều Tiên còn cho thay thế các nhân viên hải quan dân sự bằng binh sĩ và công tác kiểm tra hải quan cũng dài hơn thường lệ. Một người khác nói các xe bọc thép đã được điều đến quanh Kaesong.
Các phóng viên phỏng vấn một nhân viên Hàn Quốc trở về từ khu công nghiệp Kaesong hôm 3/4. Ảnh: Chosun Ilbo
Một số người Hàn Quốc nhận định: "Thái độ của công nhân Triều Tiên dường như thay đổi chỉ sau một đêm. Họ lạnh lùng hơn và không hề nở nụ cười". Còn một nhân viên khác nói: "Quan hệ liên Triều đang gặp trục trặc, chúng tôi rất lo ngại sẽ mất việc làm".
Một số nhân viên cho biết đồng nghiệp của họ vẫn còn ở Kaesong và họ đang lo lắng có thể bị bắt làm con tin. Theo thống kê, vẫn còn 800 người Hàn Quốc ở lại Kaesong. Một người cho biết: "Nếu các linh kiện hay thực phẩm không tới Triều Tiên sau 2/3 ngày nữa, các dây chuyền sản xuất sẽ phải ngừng hoạt động và nhân viên sẽ bị đói".
Dù vậy, vẫn có một số người Hàn Quốc cho rằng tình hình ở Kaesong không thay đổi mấy. Một người nhận định: "Bầu không khí vẫn thế. Chúng tôi đã vượt qua cuộc khủng hoảng sau vụ đắm tàu Cheonan và tôi không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào từ các công nhân Triều Tiên ở đó".
Khoảng 80 nhà báo Hàn Quốc và nước ngoài đã tập trung tại chốt kiểm soát ở Paju, giáp biên giới với Triều Tiên hôm 3/4 nhưng hầu hết các nhân viên Hàn Quốc trở về từ Kaesong đều từ chối trả lời phỏng vấn chi tiết.
Tên lửa Taurus được phóng từ một máy bay Đức. Ảnh: Chosun Ilbo
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin hôm 4/4 cho biết nước này dự định mua tên lửa tầm xa phá boongke Taurus của châu Âu nhằm tăng cường khả năng tấn công giữa lúc căng thẳng với Triều Tiên leo thang. Taurus có tầm bắn 500 km, khả năng cắm sâu tới 6 m vào bê tông kiên cố và có độ lệch từ 2/3 m.
Phát biểu trước một ủy ban quốc hội, ông Kim cho biết tên lửa Mỹ cũng là một lựa chọn nhưng việc mua chúng không dễ nên Hàn Quốc đã chuyển sự tập trung sang Taurus của hãng TAURUS Systems GmbH, một công ty liên doanh Đức - Thụy Điển.
Giới truyền thông đưa tin Hàn Quốc muốn mua 200 tên lửa Taurus vào năm 2014 để sử dụng cho máy bay chiến đấu F-15K hoặc KF-16. Thông tin này chưa được xác nhận.
Theo 24h
Triều Tiên rút khỏi đàm phán với Hàn Quốc Triều Tiên bất ngờ tuyên bố rút khỏi cuộc đàm phán về việc tái khởi động chương trình đoàn tụ thân nhân hai miền với Hàn Quốc và tiếp tục đóng cửa khu công nghiệp chung. Động thái của Bình Nhưỡng xảy ra hôm qua, chỉ một ngày sau khi chính phủ hai miền Hàn - Triều đồng ý mở lại cuộc đàm...