Hàn Quốc phóng thử tên lửa có thể tấn công toàn bộ Triều Tiên
Hàn Quốc hôm 3/6 đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công mọi địa điểm tại Triều Tiên, một quan chức cho biết giữa lúc căng thẳng tiếp tục diễn ra giữa hai nước.
Người dân Hàn Quốc theo dõi cuộc phóng thử qua truyền hình. (Ảnh: AP)
Theo một quan chức giấu tên của Bộ quốc phòng Seoul, loại tên lửa mới có tầm phóng lên tới hơn 500km đã được phóng từ một bệ phóng thuộc căn cứ tên lửa tại bờ biển phía tây Hàn Quốc.
Được phát triển theo một hiệp định giữa Hàn Quốc và Mỹ ký năm 2012, trong đó cho phép Seoul mở rộng tầm phóng của vũ khí lên tới 800km, loại tên lửa mới này được sản xuất tại Hàn Quốc và được xem là một phần quan trọng của hệ thống quốc phòng nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa và hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Tổng thống Park Geun-hye đã đến thăm căn cứ tên lửa để theo dõi cuộc phóng thử, văn phòng Tổng thống cho biết. “Cuộc phóng thử đã thể hiện tiềm năng tên lửa đạn đạo được nâng cao, có thể tấn công mọi địa điểm tại Triều Tiên một cách chớp nhoáng và chính xác trong trường hợp xảy ra xung đột hoặc khiêu khích vũ trang”, Nhà Xanh tuyên bố.
Hiện chưa có phản ứng nào từ phía Triều Tiên.
Cuộc phóng thử diễn ra một tháng sau khi Bình Nhưỡng thông báo đã phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Nếu đúng, đây sẽ là một bước tiến lớn về tiềm lực tên lửa của Triều Tiên, song một số chuyên gia và lãnh đạo quân sự Mỹ đã tên tiếng nghi ngờ tính xác thực của thông báo này.
Ngoài hiệp định tên lửa với Mỹ, Hàn Quốc còn có một hiệp định hạn chế tầm phóng tên lửa và một hiệp ước về năng lượng hạt nhân dân sự trong đó nghiêm cấm Seoul phát triển vũ khí nguyên tử.
Nghi Phương
Video đang HOT
Theo Dantri/ AP
Thông điệp cứng rắn của Mỹ khi công bố video Trung Quốc xây đảo nhân tạo
Thông qua việc công bố video về các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa và cân nhắc các hành động quyết liệt trên biển, Mỹ cho thấy một lập trường cứng rắn hơn tại Biển Đông và đang cố gắng hối thúc các đối tác châu Á cùng hành động.
Ảnh chụp từ video của hải quân Mỹ cho thấy rất nhiều tàu của Trung Quốc tập trung tại bãi Vành Khăn thuộc Trường Sa (Ảnh: Los Angeles Times)
Tuần trước, hải quân Mỹ đã lần đầu tiên công bố đoạn video được quay từ video giám sát về các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Video cho thấy các tàu nạo vét và các tàu khác của Trung Quốc đang cấp tập biến các bãi đá thành các đảo nhân tạo với các cảng và đường băng. Việc công bố video này đã cho thấy vấn đề Biển Đông sẽ thống trị diễn đàn an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La), khai mạc hôm nay 29/5 tại Singapore, với sự tham dự của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter và các quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc.
Trong bối cảnh Mỹ thúc đẩy chính sách "xoay trục" quân sự sang châu Á một phần nhằm đối trọng với Trung Quốc, Washington cũng muốn các quốc gia Đông Nam Á có lập trường đoàn kết hơn nhằm đối phó với việc Trung Quốc ồ ạt xây dựng trên các bãi đá trong năm nay.
Đối thoại Shangri-La thường niên tại Singapore sẽ bị phủ bóng bởi các căng thẳng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã bồi đắp 607 ha tại 5 tiền đồn tại quần đảo Trường Sa chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay.
"Các quốc gia này cần làm chủ nó (vấn đề)", một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên cho biết, nói thêm rằng sẽ là phản tác dụng khi Mỹ đi đầu trong việc thách thức Trung Quốc về Biển Đông.
Hành động đoàn kết hơn của các đối tác, trong đó có ASEAN, là cần thiết và phải nhanh chóng, vì "nếu bạn đợi 4 năm thì mọi việc đã xong", quan chức nói.
Dù một số quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có đồng minh của Mỹ và Philippines, và Việt Nam đã chỉ trích mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc, nhưng ASEAN với tư cách là một khối vẫn bị chia rẽ về vấn đề Biển Đông và không muốn can thiệp.
Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy lo ngại đang gia tăng, các lãnh đạo của nhóm hồi tháng trước đã cùng bày tỏ lo ngại rằng hành động cải tạo của Bắc Kinh đã làm xói mòn lòng tin và hòa bình trong khu vực.
Các chuyên gia dự đoán rằng một hành động đoàn kết của ASEAN sẽ không diễn ra sớm. Nhưng sự phối hợp tăng cường giữa vài quốc gia là có khả năng. Quân đội Nhật Bản đang cân nhắc tham gia với Mỹ trong các cuộc tuần tra trên không ở Biển Đông. Vào tuần tới, Nhật Bản và Philippines dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về khuôn khổ cho việc chuyển giao các thiết bị và công nghệ quốc phòng, và thảo luận hiệp ước tiềm tàng về vấn đề binh sĩ Nhật tới thăm Philippines.
Phát biểu tại Hawaii trên đường tới Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã nhắc lại yêu cầu của Washington về việc ngừng ngay các hoạt động xây đảo nhân tạo, nói rằng Trung Quốc đang vi phạm các nguyên tắc của "cấu trúc an ninh khu vực" và sự đồng thuận về "các biện pháp không ép buộc".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, bao trùm lên vùng biển của các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Mỹ sẽ cho Trung Quốc thấy sự kiên quyết
Một thành viên của hải quân Mỹ chỉ vào hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường băng ở Biển Đông (Ảnh: Washington Post)
Trong khuôn khổ nỗ lực của Washington nhằm ủng hộ các đồng minh, một máy bay do thám P-8 của hải quân Mỹ đã cho phép đài truyền hìnhCNN và đoàn quay phim của hải quân Mỹ ghi hình các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa hồi tuần trước. Video sau đó đã được Mỹ công bố.
"Không ai muốn thức dậy vào một buổi sáng và phát hiện ra rằng Trung Quốc đã xây nhiều tiền đồn, thậm chí tồi tệ hơn là trang bị cho chúng các hệ thống quân sự", trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói.
Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington, cho hay mục tiêu của Mỹ là thuyết phục Trung Quốc tham gia vào hệ thống quốc tế để giải quyết tranh chấp thay vì đơn phương áp đặt các tuyên bố lãnh thổ quá đáng trong khu vực.
Nhưng trong tương lai, "tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ cho Trung Quốc thấy sự kiên quyết", ông Bower nói.
Giới chức Mỹ đã tuyên bố các tàu hải quân nước này có thể được điều vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc để cho thấy rằng Washington không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại đó.
Washington cũng đang đẩy mạnh chính sách tái cân bằng sang châu Á, 4 năm sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố sự chuyển dịch chiến lược, dù một quốc gia nói rằng sự chuyển dịch này còn chậm chạp.
Mỹ đã sửa đổi các thỏa thuận an ninh với các đồng minh hiệp ước là Nhật Bản và Philippines, và đang tăng cường phòng thủ tên lửa tại Nhật Bản, một phần cũng nhằm đề phòng Triều Tiên.
Các lính thủy đánh bộ Mỹ đang huấn luyện tại Úc trên cơ sở luân phiên. Các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ đang hoạt động tại Singapore và các máy bay do thám P-8 mới đang đồn trú tại Nhật Bản để thực hiện các sứ mệnh bay khắp khu vực.
Giới chức quốc phòng Mỹ cho hay, hải quân Mỹ sẽ tăng18% sự hiện diện trong giai đoạn 2014-2020. Mục đích của việc này là chuyển 60% tàu của hải quân Mỹ sang châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, so với 57% hiện thời.
Giới chức quân đội tại Philippines cho hay dễ dàng nhận thấy sự chuyển dịch của Mỹ, trong đó có các cuộc tập trận quân sự, huấn luyện, các chuyến thăm của tàu và máy bay. Trọng tâm của Washington đã chuyển từ chống khủng bố sang an ninh hàng hải.
Bất chấp những điều đó, Trung Quốc đã không cho thấy dấu hiệu nào bị cản trở. Chỉ mới đây, hôm 26/5, Trung Quốc đã làm lễ khởi công xây dựng 2 ngọn hải đăng ở Biển Đông, tuyên bố tăng cường việc bảo vệ biển khơi và chỉ trích các láng giềng có "các hành động khiêu khích" trên các bãi đá và đảo mà Bắc Kinh tự nhận.
An Bình
Theo Dantri
Nhật dọa tấn công nếu Triều Tiên dám bắn tên lửa tới Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố sẽ trả đũa nếu Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm tới Mỹ. Giới phân tích nhận định đây là một động thái khá hiếm gặp của Tokyo. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani. (Ảnh: IB Times) Nhật báo Mainichi Shimbun (Nhật Bản) ngày 19/5 dẫn lời phát...