Hàn Quốc phê chuẩn thuốc viên dạng uống để điều trị COVID-19
Cơ quan an toàn dược phẩm Hàn Quốc ngày 27/12 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc kháng virus Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer để điều trị COVID-19.
Đây là loại thuốc dạng uống đầu tiên được cấp phép sử dụng trong điều trị COVID-19 ở nước này.
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer sản xuất tại Freiburg, Đức, ngày 16/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc và hãng Pfizer cho biết Paxlovid được dùng để điều trị các triệu chứng nhẹ và vừa ở bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh nguy cơ nhập viện và tử vong đang gia tăng. Bộ trên đã triệu tập một ủy ban chuyên gia từ trong và ngoài nước để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của Paxlovid và kết luận thuốc uống dạng viên này là cần thiết để ứng phó với cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng.
Đây là liệu pháp kháng virus dựa trên nguyên lý kiềm chế enzyme, chuyên dùng bằng đường uống và sử dụng vào lúc có dấu hiễu nhiễm đầu tiên hoặc khi có cảnh báo phơi nhiễm.
Video đang HOT
Phía Hàn Quốc cho biết kết quả thử nghiệm cho thấy Paxlovid giúp giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử vong ở các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh nặng. Loại thuốc này được khuyến nghị dùng cho người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi, có nguy cơ cao diễn biến nặng. Paxlovid nên được uống trong vòng 5 ngày sau khi có chẩn đoán nhiễm, và dùng với liều 2 viên/ngày trong 5 ngày. Paxlovid cũng được dự báo sẽ hiệu quả chống biến thể Omicron.
Tuần trước, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho Paxlovid. Hiện thuốc Remdesivir của hãng Gilead Sciences Inc. đang được sử dụng điều trị các ca bệnh nặng ở Hàn Quốc. Ngoài ra, thuốc Rekirona do công ty dược khổng lồ Celltrion Inc. sản xuất, cũng được dùng cho bệnh nhân COVID-19 để giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Hai loại này là thuốc dạng tiêm tĩnh mạch.
Thuốc Covid-19 được cấp phép, thế giới có thêm "vũ khí" chống dịch
Thuốc uống điều trị Covid-19 được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc chiến chống dịch trong bối cảnh nhiều nước đang đối mặt với làn sóng ca nhiễm tăng trở lại.
Thuốc Covid-19 được sản xuất tại Freiburg, Đức (Ảnh: EPA).
Mỹ ngày 23/12 đã cấp phép thuốc trị Covid-19 Molnupiravir cho nhóm bệnh nhân trưởng thành có nguy cơ cao. Trước đó một ngày, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho Paxlovid - loại thuốc trị Covid-19 đường uống đầu tiên tại nước này.
Thuốc Paxlovid của hãng dược Pfizer có thể được dùng tại nhà để ngăn chặn các triệu chứng nặng của mầm bệnh, trong khi thuốc Molnupiravir do 2 hãng dược Merck & Cos và Ridgeback Biotherapeutics hợp tác điều chế có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không thể tiếp cận hoặc không phù hợp về mặt lâm sàng.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, Molnupiravir được chứng minh là làm giảm rủi ro tử vong và nhập viện khoảng 30% ở nhóm người trưởng thành có nguy cơ cao. Tại Mỹ, thuốc của Pfizer được ưu tiên hơn vì mức độ hiệu quả rất cao khi giúp giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm những bệnh nhân dễ có triệu chứng nặng và chỉ gây ra tác dụng phụ nhẹ.
"Hiệu quả cao, tác dụng phụ thấp và sử dụng theo dạng đường uống. Nó đáp ứng mọi tiêu chí. Đây là loại thuốc giúp giảm 90% rủi ro nhập viện và tử vong ở nhóm có nguy cơ cao. Điều này thật tuyệt vời", tiến sĩ Gregory Poland từ tổ chức y tế Mayo Clinic nhận định về thuốc của Pfizer.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 27/12 thông báo họ đã đảm bảo đủ thuốc kháng virus cho 604.000 người, trong đó 362.000 người sẽ sử dụng Paxlovid do Pfizer phát triển và 242.000 người sẽ sử dụng Molnupiravir do Merck phát triển.
Thuốc kháng virus tại Hàn Quốc sẽ được phân phối dần từ giữa tháng 1, với nguồn cung ban đầu là Paxlovid để điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng. Trước đó, KDCA đã "bật đèn xanh" cho việc sử dụng khẩn cấp Paxlovid, đưa loại thuốc này trở thành thuốc điều trị Covid-19 dạng uống đầu tiên tại Hàn Quốc.
Chon Eun-mi, chuyên gia về bệnh hô hấp tại Bệnh viện Mokdong, Đại học Ewha Womans, cho rằng sự ra đời của những loại thuốc uống dễ sử dụng là một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
"Xét về mức độ hiệu quả cao được chứng minh trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, khả năng dễ vận chuyển, bảo quản và quản lý, nếu được sử dụng với chiến lược đúng đắn, thuốc uống sẽ giúp Hàn Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng Covid-19", bà Chon cho biết.
Sử dụng thuốc Paxlovid được xem là cách nhanh và rẻ hơn nhiều trong việc điều trị Covid-19. Các loại thuốc được cấp phép trước đó đều yêu cầu phải được truyền hoặc tiêm. Giá thành thấp hơn và có thể được sử dụng tại nhà là những ưu điểm đáng kể của thuốc viên đường uống so với các phương pháp điều trị Covid-19 khác.
Chuyên gia Ma Sang-hyuk, phó chủ tịch Hiệp hội vaccine Hàn Quốc, cho biết thuốc uống sẽ giúp giảm bớt tình trạng thiếu giường bệnh hiện nay, vì Hàn Quốc đang ghi nhận số lượng bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch cao kỷ lục. Trong khi đó, với tình hình dịch bệnh hiện tại ở Mỹ, việc cấp phép thuốc đường uống cũng giúp làm giảm nguy cơ nhập viện cho bệnh nhân và giúp các cơ sở y tế không đối mặt với kịch bản quá tải.
Tuy nhiên, giới khoa học hiện tại vẫn khuyến cáo vaccine là công cụ bảo vệ hữu hiệu hơn trước nguy cơ mắc Covid-19.
"Mặc dù thuốc uống sẽ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng, nhưng tôi sẽ không gọi nó là yếu tố làm thay đổi cục diện. Trong 2 năm qua, chúng ta đã hiểu rằng chỉ riêng vaccine và các phương pháp điều trị không thể tiêu diệt được loại virus đột biến nhanh chóng. Ngoài sử dụng chúng làm công cụ, chính phủ cần phải lập một kế hoạch thoát khỏi đại dịch chi tiết", chuyên gia Ma nhận định.
Hành trình phát triển thuốc điều trị Covid-19 của vợ chồng tiến sĩ Mỹ Hành trình ra đời từ phòng thí nghiệm trở thành liều thuốc điều trị Covid-19 của molnupiravir chính là ví dụ mới nhất về quy trình đầy gian nan cho việc nghiên cứu và sản xuất thuốc chống đại dịch. Thuốc kháng Covid-19 molnupiravir (Ảnh: Merck). Viên nang màu cam sáng, mà giờ đây có thể làm thay đổi phương pháp điều trị...