Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân đối phó Triều Tiên?
Nhiêu quan chứcHàn Quốcnhận định rằng, nước này nên phát triển vũ khí hạt nhân hay mua chúng từMỹđể gây áp lực đối vớiTriều TiênvàTrung Quốc.
Thành viên thuộc Đảng Saenuri cầm quyền doanh nhân Chung Mong-Joon nhận định, trong chuyến thăm tới Washington rằng, cuộc khủng hoảng mới nhất ở Triều Tiên cho thấy các nỗ lực ngoại giao của Hàn Quốc và các nước khác đối với Bình Nhưỡng đều thất bại.
Những ứng cử viên Tổng thống trước đây đều cho rằng, Hàn Quốc có quyền rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân để phát triển loại vũ khí này để tạo đối trọng với Triều Tiên. Điều này sẽ giúp cho chính quyền Bình Nhưỡng cân nhắc việc dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân cũng như những động thái khiêu khích trong thời gian vừa qua.
“Nó sẽ gửi một cảnh báo rõ ràng đối tới Triều Tiên nếu nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, Bình Nhưỡng sẽ có thể đối mặt với việc Seoul sẽ phát triển loại vũ khí này để kiềm chế nước này và với cả Trung Quốc. Hàn Quốc sẽ cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn này nếu như Triều Tiên vẫn còn sở hữu vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí”, ông Chung Mong-Joon nói.
Bên cạnh đó, ông Chung cũng có đồng quan điểm với một số thành viên thuộc Đảng Cộng hòa của Mỹ đều cho rằng chính quyền Washington là một lựa chọn khác của Seoul trong việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho nước này mà trước đó đã bị hủy từ năm 1991.
Video đang HOT
Doanh nhân Chung Mong-Joon thuộc Đảng Saenuri cầm quyền.
Ông Chung đưa ra ví dụ ở châu Âu đó là: “Bài học từ thời chiến tranh Lạnh cho thấy, chỉ có vũ khí hạt nhân mới chống lại được vũ khí hạt nhân và gìn giữ được hòa bình”.
Tuy nhiên, những nhận định của ông Chung dấy lên mối quan ngại của chính quyền Mỹ vì nước này đã cam kết sẽ bảo vệ cả Hàn Quốc và Nhật Bản bằng “chiếc ô hạt nhân” của mình.
Các quan chức Mỹ không hy vọng Hàn Quốc đi vào con đường phát triển vũ khí hạt nhân sớm như vậy và họ phản đối động thái đó của chính quyền Seoul nếu điều này trở thành thực tế. Vì nếu Hàn Quốc phát triển vũ khí hạt nhân thì nhiều nước khác cũng đặt chân vào câu lạc bộ các quốc gia sở hữu vũ khí nguy hiểm này.
Ông Chung cũng ca ngợi Mỹ trong suốt 60 năm qua đã hỗ trợ cho Hàn Quốc và các nước đồng minh trong việc đảm bảo an ninh. Tuy nhiên, Mỹ đã gặp trở ngại lớn đó là Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và không thể khiến Bình Nhưỡng dừng lại.
“Mỹ nói với chúng tôi không được phép xem xét bất cứ một tùy chọn hạt nhân nào. Điều đó đồng nghĩa với việc bảo chúng tôi đầu hàng”, ông Chung nói.
Theo vietbao
Các sứ quán tại Bình Nhưỡng: Khuyến cáo di tản chỉ là "thủ thuật"
Sau khi nhận được đề nghị rút nhân viên đại sứ quán từ Triều Tiên vì lí do an ninh, hôm nay đại sứ quán các nước đã nhóm họp để bàn thảo. Tuy nhiên hầu hết các quốc gia EU cho biết họ không có kế hoạch rút bất kỳ nhân viên nào.
Triều Tiên liên tục có hành đông làm gia tăng căng thẳng
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Anh cho biết Bình Nhưỡng đã cảnh báo rằng "từ ngày 10/4 họ không thể đảm bảo an toàn cho đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại đây trong trường hợp có xung đột".
"Chúng tôi tin rằng họ đưa ra thông báo này như là một phần của tuyên bố rằng Mỹ đã là một mối đe dọa với họ", vị nữ phát ngôn viên nhận định.
Lời cảnh báo trên được Triều Tiên đưa ra cùng lúc với thông tin họ đã đặt 2 quả tên lửa tầm trung lên các thiết bị phóng di động và giấu chúng trong các hầm ngầm gần bờ biển phía Đông.
Các nhà ngoại giao nước ngoài đã gạt sự an toàn của mình tại Bình Nhưỡng sang một bên để thảo luận về động thái mới của Triều Tiên. Theo AFP, người đứng đầu tất cả các cơ quan ngoại giao các nước thuộc EU tại Bình Nhưỡng đã đồng ý nhóm họp để bàn thảo.
Tuy nhiên một số nhà ngoại giao EU cho rằng thông báo trên chỉ là một thủ thuật của Bình Nhưỡng nhằm lôi kéo sự chú ý của thế giới về những khủng hoảng đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên.
Liên hợp quốc cũng khẳng định không có kế hoạch rút nhân viên mặc dù người phát ngôn của cơ quan này là Martin Nesirky cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon đang "nghiên cứu thông điệp" của Bình Nhưỡng, còn các nhân viên Liên hợp quốc sẽ "tiếp tục thực hiện các công việc nhân đạo và hỗ trợ phát triển" trên khắp Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì cho biết Mátxcơva đang tham vấn Trung Quốc về lời cảnh báo này cũng như Mỹ và các bên khác trong cuộc đàm phán 6 bên với Triều Tiên.
"Theo cách hiểu của chúng tôi thì Triều Tiên đang muốn hỏi liệu đại sứ quán các nước có ý định rời đi hay không chứ không phải khuyên họ nên ra đi", người phát ngôn Bộ ngoại giao Anh nhận định. Anh dường như đã được Bình Nhưỡng hỏi xem họ cần trợ giúp gì nếu muốn di tản các nhân viên ngoại giao.
Theo Dantri
Báo Pháp: Trung Quốc quấy nhiễu để lấn chiếm biển đảo Báo Pháp Libération nhận định hành động bành trướng trên biển củaBắc Kinhlàm các nước láng giềng lo ngại và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngư dân Trung Quốc là lính xung kích trên biển. Về tham vọng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, tác giả bài viết " Trung Quốc tiến ra biển" đăng trên báo Liberation...