Hàn Quốc phát hiện ca nhiễm biến thể XL đầu tiên
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 12/4, Hàn Quốc phát hiện trường hợp đầu tiên trong nước mắc biến thể XL tái tổ hợp từ biến thể Omicron.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là một ca mắc COVID-19 không triệu chứng, được kết luận dương tính với COVID-19 vào ngày 23/3 và người bệnh đã tiêm đủ ba mũi vaccine.
Biến thể XL là biến thể tái tổ hợp gene từ biến thể phụ BA.1 và BA.2 của Omicron, được phát hiện lần đầu tại Anh vào tháng 2 vừa qua. Tới nay, riêng tại Anh đã có 66 trường hợp nhiễm biến thể này.
Cơ quan y tế Hàn Quốc nhận định, biến thể tái tổ hợp XL sẽ không có sự thay đổi đặc tính lớn, nhưng cần tiếp tục theo dõi sát sao
Hiện tại, số ca mắc COVID-19 mới theo ngày ở Hàn Quốc đã tăng trở lại mức hơn 200.000, trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường cho người dân.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 12/4, Hàn Quốc đã ghi nhận 210.755 ca nhiễm COVID-19 mới, trong đó có 33 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm lên cộng dồn lên 15.635.274.
Video đang HOT
Theo KDCA, số ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 100.000 ca, mức thấp nhất trong bảy tuần một ngày trước đó. Cơ quan y tế Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 171 trường hợp tử vong do COVID-19 trong ngày 12/4, nâng số người không qua khỏi do COVID-19 lên 19.850 người. Số lượng bệnh nhân nặng đang điều trị là 1.005 người, giảm 94 người so với một ngày trước đó.
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến công bố “Kế hoạch hậu Omicron” vào cuối tuần này. Theo đó, giới chức Hàn Quốc tiếp tục bãi bỏ các biện pháp giãn cách phòng dịch theo hướng khôi phục cuộc sống bình thường cho người dân.
Ông Sohn Young-rae, một quan chức Bộ Y tế trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 12/4 cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc việc chấm dứt quy định giới hạn thời gian hoạt động đến 24h đêm ở khu vực công cộng, như nhà hàng và quán cà phê, và nâng giới hạn hiện tại là 10 người trong các cuộc tụ tập riêng tư. Ông Sohn cho biết thêm, người dân có thể ra ngoài không đeo khẩu trang từ đầu tháng 6 hoặc tháng 7 tới.
Về kế hoạch điều chỉnh lệnh giãn cách xã hội trong tuần tới, ông Sohn cho biết, Chính phủ Hàn Quốc sẽ điều chỉnh toàn bộ phương án quản lý và đối phó với dịch COVID-19 song đây có phải lần điều chỉnh cuối cùng hay không thì còn phải xem xét thêm.
Theo quan chức này, để có thể cùng chung sống với biến thể Omircon và phục hồi đời sống thường nhật, hệ thống y tế cần chuyển đổi hoàn toàn sang hệ thống y tế thông thường, cung cấp dịch vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như bệnh nhân cúm mùa hay các bệnh truyền nhiễm thông thường khác.
Hệ thống y tế ở Hàn Quốc đang từng bước chuyển đổi, và cơ quan phòng dịch cũng đang đưa ra phương án ứng phó với biến thể Omicron trong tương lai bao gồm cả việc điều chỉnh cấp độ bệnh truyền nhiễm đối với COVID-19.
Tuy nhiên, việc nới lỏng mạnh các quy định phòng dịch ở các cơ sở có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện điều dưỡng sẽ gây rủi ro. Do đó, cơ quan phòng dịch dự kiến sẽ đưa ra các quy định phù hợp và điều chỉnh linh hoạt.
Nga-Trung cùng tập trận nhưng mục tiêu lại khác biệt
Chiến đấu cơ gầm rú trên bầu trời và pháo nổ đỏ lửa ở miền Bắc Trung Quốc ngày 13/8 khi 10.000 quân nhân Trung Quốc và binh sĩ Nga tập trận bắn đạn thật trong sự kiện kéo dài 1 tuần được hai quốc gia coi là tầm cao mới trong quan hệ quân sự song phương.
Binh sĩ tham gia tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc này 13/8. Ảnh: AP
Kênh CNN (Mỹ) dẫn lời Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tập trận chung này là lần đầu tiên hệ thống chỉ huy và kiểm soát phối hợp được sử dụng với binh sĩ Nga hòa nhập vào đội hình của Trung Quốc.
Các cuộc tập trận còn tạo cơ hội để cả hai phía thử nghiệm vũ khí mới. Đặc biệt là binh sĩ Nga lần đầu tiên có thể sử dụng thiết bị vũ khí do Trung Quốc sản xuất.
Cuộc tập trận chung này có một phần chủ đích nhằm tăng cường năng lực chống khủng bố. Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây và Nga lại cho rằng Bắc Kinh và Moskva dường như có mục tiêu khác nhau, từ truyền thông cho đến kinh tế.
Ông Peter Layton tại Viện châu Á Griffith ở Australia nhận định cuộc tập trận này phàn lớn là dành cho truyền thông. Cuôc tập trận có tên Xibu Unity-2021 trong tiếng Trung Quốc và Zapad Interaction-2021 trong tiếng Nga. Truyền thông Trung Quốc từ tuần trước đã đưa đậm về Xibu Unity-2021 với nhiều hình ảnh, video về các hoạt động ở miền Bắc nước này.
Trong những tuần gần đây, báo chí phương Tây đưa nhiều tin về hợp tác quân sự giữa các quốc gia đồng minh của Mỹ ở Thái Bình Dương, bao gồm một nhóm tấn công tàu sân bay do Anh dẫn đầu đến Biển Đông và các cuộc tập trận chung ở Australia với sự tham gia của các đơn vị Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về phần Trung Quốc, cuộc tập trận với Nga được coi là cơ hội để nước này phô trương khả năng kết hợp với đối tác khu vực. Ông Alexander Gabuev tại Quỹ Carnegie Vì hoà bình quốc tế đánh giá tuy cả Moskva và Bắc Kinh đều ca ngợi mối quan thân thiết hơn nhưng dường như sẽ không xuất hiện một liên minh chiến đấu Nga-Trung.
Ông Gabuev đăng trên mạng xã hội Twitter: "Hợp tác quân sự không có nghĩa là cần phải có một hiệp ước quốc phòng với nghĩa vụ cùng tham chiến nếu bên kia đang bị tấn công hoặc muốn bạn tham gia vào một cuộc xung đột".
Ông cho rằng về dài hạn, mục tiêu của Nga tăng cường hợp tác không phải vì quân sự mà phần lớn là do kinh tế. Theo ông Gabuev, Nga nhận thấy nhiều cơ hội để bán vũ khí cho Trung Quốc bởi nước này tuy đã hiện đại hóa quân sự nhanh chóng nhưng vẫn cần công nghệ của Nga.
Cuộc tập trận được khởi động từ ngày 9/8 với truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh đến sự xuất hiện của J-20. Tờ Global Times cho biết sự xuất hiện của J-20 thể hiện hợp tác quân sự tăng giữa Nga và Trung Quốc trước những thách thức an ninh tại châu Á.
Khi chiếc J-20 lần đầu cất cánh một thập niên trước, Trung Quốc tự ca ngợi đây là câu trả lời cho F-22 và F-35 của Mỹ.
Tuy nhiên, J-20 không phải là chiến đấu cơ Trung Quốc lựa chọn để gửi đến Hội thao quân sự quốc tế 2021 tại Nga khởi tranh từ 22/8. Hãng thông tấn Xinhua (Trung Quốc) đưa tin rằng quân đội nước này đã cử J-10B cùng tiêm kích J-16 và máy bay vận tải Y-20 đến dự Hội thao quân sự quốc tế 2021.
Tỷ phú tự thân vượt mặt các ông trùm lâu đời ở Hàn Quốc Một tầng lớp doanh nhân giàu mới đang chiếm lĩnh bảng xếp hạng sự giàu có ở Hàn Quốc, vượt xa những tập đoàn gia đình khổng lồ có tuổi đời hàng thập kỷ - vốn được gọi là "Chaebol". Tỷ phú tự thân Bran Kim. Ảnh: Kedglobal Ông Brian Kim, người sáng lập ứng dụng tin nhắn di động Kakao Corp, với...