Hàn Quốc phản đối tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản
Ngày 9/7, Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối việc Nhật Bản một lần nữa tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp mà Seoul gọi là Dokdo và Tokyo gọi là Takeshima trong Sách Trắng Quốc phòng năm 2013 vừa được Tokyo công bố sáng cùng ngày.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tai-young cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc cực lực phản đối việc Nhật Bản một lần nữa đưa tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Dokdo vốn thuộc lãnh thổ Hàn Quốc, vào trong Sách Trắng Quốc phòng 2013 của Nhật Bản… Seoul hối thúc Tokyo xem xét lại và xóa tuyên bố chủ quyền này khỏi Sách Trắng, tránh lặp lại những hành động tương tự…”
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu ông Takashi Kura, một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Nhật Bản, đến để trao công hàm phản đối.
Trong những tồn tại về lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ đối với các quần đảo Dokdo/Takeshima. Ngoài ra, còn có vấn đề phụ nữ Triều Tiên bị quân đội Nhật Bản cưỡng ép làm nô lệ tình dục hồi Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Video đang HOT
Theo Vietnamplus
Mỹ sát cánh với Philippines vượt qua sóng gió trên biển Đông
Hãng thông tấn AP cho biết, ngày 1-6 vừa qua, Mỹ một lần nữa tái cam kết sẽ thực hiện nghiêm chỉnh hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines.
Trong phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á 2013 ( Diễn đàn Shangri-la), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cam kết với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin là Mỹ sẽ sát cánh với Philippines vượt qua những sóng gió trên biển Đông.
Người phát ngôn của Lầu Năm Góc George Little cho biết, Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh, Philippines là một đồng minh rất quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tôn trọng tất cả các điều khoản được quy định trong Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines.
Ngày 31-5 vừa qua, khu trục hạm DDG-60 USS Paul Hamilton của hải quân Mỹ đã cập cảng Manila, trong chuyến thăm chính thức đến Philippines. Đại diện của quân đội Mỹ cho biết, chuyến thăm này nhằm mục đích thắt chặt mối quan hệ giữ 2 nước.
Tàu chỉ huy hạm đội 7 Mỹ LCC-19 USS "Blue Ridge"
Thời gian gần đây, mâu thuẫn giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng sâu sắc. Vì thế, liên tiếp các cuộc diễn tập, thăm viếng của các tàu chiến Mỹ đến đông nam Á nói chung và biển Đông nói riêng đã lộ rõ ý định dằn mặt Trung Quốc và khẳng định cam kết sẽ hậu thuẫn Philippines tới cùng trong cuộc chiến trên biển Đông.
Gần đây, đủ loại chiến hạm của Mỹ đã tiến hành tuần tra ngang dọc trên biển tại các khu vực biển Đông, biển Philippines, biển Java và eo biển Malacca. Đồng thời họ cũng tiến hành một loạt các hoạt động giao lưu hoặc huấn luyện chung với quân đội các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Campuchia.
Trước chuyến thăm của khu trục hạm DDG-60 USS Paul Hamilton 3 ngày (29-5), kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ LCC-19 USS Blue Ridge và khu trục hạm DDG 93 USS Chung-Hoon cũng đã đến biển Đông.
Thời gian gần đây, tàu chiến Mỹ rầm rộ tiến vào biển Đông
Vào ngày 22/05, biên đội tàu sân bay động cơ hạt nhân CVN68 USS Nimitz cũng đã có mặt trên biển Đông. Trên đường hành trình, tàu sân bay này cũng đã tiến hành một loạt các đợt huấn luyện với tiêm kích F/A-18 Super Hornet, máy bay cảnh báo sớm (AWACS) E-2C "Hawkeye", máy bay trinh sát - tác chiến điện tử EA-6B Prowler, bổ sung đạn dược, bắn đạn thật trên biển.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết thêm, 2 vị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Philippines còn thảo luận về vấn đề tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, đặc biệt là vấn đề tăng cường số lượng binh lính Mỹ đồn trú ở Philippines nhằm đối phó với những thách thức chung của cả 2 nước.
Theo vietbao
Mỹ-Hàn kết thúc tập trận, Triều Tiên sẽ "giở chiêu" gì? Nhiều nhà quan sát dự báo rằng khi cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn kết thúc, căng thẳng sẽ giảm bớt trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ít nhất có một nhà phân tích cho hay đây có thể là thời điểm Triều Tiên một lần nữa hành động bất ngờ. Cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn kết thúc...