Hàn Quốc: Ông Kim Jong-un không ở Bình Nhưỡng
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc ngày 7/10 cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang ở bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng.
Ông Kim Jong-un bước đi tập tễnh trong một đoạn video được phát trên truyền hình Triều Tiên.
“Theo tôi được biết, ông Kim đang ở một nơi ở phía bắc Bình Nhưỡng”, Bộ trưởng Quốc phòng Han Min-Koo cho hay với các nhà lập pháp tới văn phòng của ông trong phiên điều trần thường kỳ về vấn đề quân sự. Tuy nhiên ông không nói rõ ông Kim đang ở đâu.
“Tôi đã nhận được thông tin tin cậy từ trụ sở tình báo quân sự của chúng ta”, ông Han được hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời cho hay. Hiện chưa có bình luận chính thức từ phía Bộ Quốc phòng.
Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un suốt một tháng qua đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông. Thậm chí còn có lời đồn về cả một cuộc đảo chính ở Bình Nhưỡng.
Sự vắng mặt của ông Kim càng trở nên bí ẩn hơn sau chuyến thăm bất ngờ vào ngày thứ bảy vừa qua của các quan chức cấp cao nhất của ông Kim tới Hàn Quốc. Trong số này còn có nhân vật được xem là số hai của Triều Tiên.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae, người đã có cuộc đàm phán với phái đoàn Triều Tiên, ngày hôm sau cho biết, một thành viên trong đoàn, ông Kim Yang-Gon, khẳng định rằng nhà lãnh đạo trẻ không có vấn đề gì về sức khỏe.
Ông Kim Yang-Gon đứng đầu cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan đến Hàn Quốc trong đảng Lao động Triều Tiên và bình luận của ông được xem là xác nhận đầu tiên của một quan chức cấp cao Triều Tiên về sức khỏe của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Video đang HOT
Không có giải thích thêm gì về lý do ông Kim không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 3/9 vừa qua, khi ông tham dự một buổi hòa nhạc cùng vợ.
Trước khi ông không xuất hiện trước công chúng, một đoạn video trên truyền hình nhà nước Triều Tiên cho thấy ông bước đi tập tễnh.
Ông Kim, được cho là 30 hoặc 31 tuổi, là người nghiện thuốc lá. Ông tăng cân trông thấy kể từ khi lên nắm quyền ở Triều Tiên sau cái chết của cha ông, ông Kim Jong-il vào năm 2011.
Trước khi có bình luận của ông Kim Yang-Gon, báo chí nhà nước Triều Tiên chỉ cho biết ông Kim “không được khỏe”.
Ông Kim đã không tham dự kỳ họp thứ hai hiếm có của Quốc hội Triều Tiên vào tháng trước, làm dấy lên lời đồn đại ông bị ốm hoặc bị thương nặng.
Tuy nhiên các lãnh đạo Triều Tiên trước đây cũng đã từng không xuất hiện trước công chúng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều này hơi bất thường với ông Kim Jong-un, người rất tích cực xuất hiện trên báo chí Triều Tiên.
Giới quan sát đang trông chờ vào gnày thứ sáu 10/10 tới và dự đoán ông Kim có thể xuất hiện, để kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.
Trung Anh
Theo AFP
Trung Quốc phản ứng với Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc".
Ngày 5/8, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng quốc phòng năm 2014 thể hiện sự quan ngại sâu sắc với những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản đồng thời cáo buộc Tokyo đang sử dụng cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" như một cái cớ để tăng cường sức mạnh quân sự.
Nhật Bản vừa quyết định giải thích lại Hiến pháp cho phép quân đội nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể (Ảnh: AP)
Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai phản đối Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản, đồng thời cho rằng Tokyo đã bỏ qua các sự kiện, cố tình tạo dựng lên những gì mà nước này cho là mối đe dọa đến từ Trung Quốc và vin vào cớ đó để điều chỉnh chính sách quân sự, an ninh và tăng cường sức mạnh cho lực lượng vũ trang.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thêm: "Chúng tôi đang đánh giá các chi tiết về Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản và sẽ đưa ra thêm các bình luận trong thời gian sớm nhất".
Trong khi đó, Tân Hoa xã đã có bài bình luận cho rằng, những quan điểm được Chính phủ Nhật Bản thể hiện trong Sách Trắng Quốc phòng một lần nữa thổi phồng lên cái gọi là "mối đe dọa đến từ Trung Quốc".
Theo Tân Hoa xã, Nhật Bản bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ đến việc Trung Quốc xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng và lấy đây làm một trong những lý do để cho phép quân đội nước này thực hiện quyền phòng vệ tập thể nhưng thực chất động thái này là để củng cố tham vọng và sức mạnh quân sự cho đất nước của ông Abe.
Tân Hoa xã cáo buộc rằng, Nhật Bản gọi những động thái của Trung Quốc gần đây là vô cùng nguy hiểm và có thể gây leo thang căng thẳng thậm chí là một cuộc đụng độ không mong muốn. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn Trung Quốc, những gì diễn ra đã cho thấy sự thực là chính Nhật Bản đang tăng cường sự hiện diện và gây hấn với các nước khác trong khu vực.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng cho rằng, Nhật Bản đã vẽ lên cái gọi là "mối đe dọa Trung Quốc" để biện minh cho việc mở rộng sức mạnh quân sự của mình. Thay vì nhìn thấy Trung Quốc đang trở thành một mối đe dọa thực sự, mọi người chứng kiến Nhật Bản như một quốc gia đã phá vỡ cam kết hòa bình và có vẻ sẵn sàng khẳng định sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Tân Hoa xã, nếu như Tokyo vẫn tiếp tục theo đuổi những nỗ lực để phát triển sức mạnh quân sự, chính bản thân Nhật Bản sẽ trở thành một nhân tố gây mất ổn định trong khu vực.
Hãng thông tấn này cũng gọi chính sách quốc phòng của Nhật Bản là "một mớ hỗn độn" và Chính phủ của ông Abe cần phải đánh giá lại một cách khách quan và toàn diện chính sách quốc phòng, đồng thời phải tôn trọng ý chí và nguyện vọng của người dân bởi đa số người dân Nhật không ủng hộ việc diễn giải lại bản Hiến pháp hòa bình.
Theo nội dung Sách Trắng Tokyo vừa công bố, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặc biệt lưu ý tới nước láng giềng Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự và có những hành động độc đoán trên Biển Đông và Biển Hoa Đông như: thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn với Vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản hồi tháng 11/2013, điều tàu và máy bay tuần tra tới các khu vực xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền...
Bên cạnh việc thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước các hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc thời gian vừa qua, Sách Trắng cũng khẳng định những nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ tạo ra những thách thức toàn cầu, gây ra hậu quả xấu cho châu Á và các khu vực khác.
Sách Trắng năm 2014 cũng cho biết, Chương trình quốc phòng của Nhật Bản từ 2014 đến năm 2019 sẽ bao gồm việc bổ sung các máy bay trinh sát không người lái, khu trục hạm chống tên lửa, các trang thiết bị vận chuyển... với chi phí lên đến 247 tỷ USD./.
Hùng Cường
Theo Vietbao
Trung Quốc sẽ dựng lá chắn hạt nhân trên biển trong năm 2014 Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu cho tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chặn tên lửa hạt nhân tuần tra 24/24 trên biển trong năm nay, theo báo cáo thường niên Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hôm 5.6. Một tàu ngầm hạt nhân của hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị lặn xuống Bắc Kinh...