Hàn Quốc: Nhu cầu học thêm tăng mạnh khi các trường đóng cửa chống dịch
Nhu cầu về học thêm ở Hàn Quốc tăng vọt vào năm ngoái bất chấp việc các trường luyện thi tư nhân phải đóng cửa vì dịch Covid-19.
HS Hàn Quốc.
Hôm 9/3, Bộ GD Hàn Quốc cho biết, mức chi trung bình mỗi tháng cho học thêm của HS tiểu học và trung học năm ngoái là 289.000 won (khoảng 329 USD), giảm 10,1% so với năm 2019. Tuy nhiên, số liệu này không bao gồm cả năm mà chỉ trong khoảng 6 tháng, không bao gồm các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông dài do các lệnh giới hạn chống dịch.
Chi tiêu cho học thêm của HS tiểu học giảm mạnh 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng 69,2% HS tiểu học đi học thêm sau giờ học, giảm 13,9%. Tuy nhiên, phụ huynh có con đang học trung học đã tiêu trung bình hàng tháng là 442 USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái và ở mức cao nhất từ trước tới nay. Khoảng 60,7% HS trung học học thêm, tăng 0,3% và thời gian họ dành cho học thêm tăng 0,1 giờ mỗi tuần.
Điều này cho thấy vì trường học đóng cửa, nhiều HS trung học đã được gửi tới các trung tâm học thêm bất chấp lo ngại về Covid-19.
Video đang HOT
Ba yếu tố Việt Nam cần đảm bảo khi mở đường bay quốc tế
Việt Nam nên cân nhắc năng lực xét nghiệm, truy dấu và giữ khoảng cách ở sân bay, khi xúc tiến kế hoạch nối chuyến với một số quốc gia, theo giới chuyên gia.
Ngày 4/9, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về phương án mở đường bay với 6 điểm đến gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia và Đài Loan. Kế hoạch dự kiến bắt đầu từ giữa tháng 9, trong bối cảnh Việt Nam cơ bản kiểm soát được đợt tái bùng phát Covid-19 từ cuối tháng 7. Việt Nam đã dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước từ ngày 1/4 để chặn dịch lây lan.
Đánh giá về chính sách này, Tiến sĩ Melissa Hawkins, nhà dịch tễ học, Khoa nghiên cứu Y tế, Đại học American, Mỹ, cho biết Việt Nam nên đảm bảo ba yếu tố để xúc tiến đường bay quốc tế đi đôi với nỗ lực phòng dịch.
Việt Nam cần xem xét năng lực xét nghiệm. Để kiểm soát được nguy cơ ca nhiễm nCoV tăng khi mở đường bay quốc tế, Việt Nam nên thực hiện xét nghiệm trên diện rộng để có con số chính xác ở cấp độ địa phương và trung ương. Khi đó, cả chính phủ và người dân đều biết nơi nào có ca nhiễm tăng hay có cụm nhiễm. Tại các sân bay, nhà chức trách cần có hệ thống xét nghiệm nhanh đáng tin cậy, để các hành khách biết tình trạng sức khoẻ của mình trước khi di chuyển. Hawkins lưu ý quy định hành khách có giấy chứng nhận âm tính với nCoV trước khi đến sân bay một vài ngày không giúp bảo đảm an toàn, vì họ có thể có kết quả dương tính ngay sau đó.
Hôm 9/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định năng lực xét nghiệm Covid-19 của Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với trước cả về sản xuất kit thử và máy móc. Tuy nhiên, giải pháp chống dịch hiệu quả vẫn là phát hiện sớm, truy vết nhanh, xét nghiệm theo nhóm.
Hawkins cũng khẳng định năng lực truy dấu người nghi nhiễm nCoV cũng là yếu tố cần tính tới khi mở lại đường bay. Điều này giúp chính quyền theo dõi sát những người liên quan nếu phát hiện ca dương tính trên máy bay, từ đó thực hiện cách ly nhằm ngăn virus lây lan. Việt Nam cũng cần phối hợp chặt chẽ với các đối tác mở đường bay để truy dấu ở hai chiều.
Ngoài ra Việt Nam cần đảm bảo khoảng cách an toàn ở sân bay. Các khu vực chờ, điểm đến và điểm đi, xe trung chuyển hành khách thường tập trung đông người, vì vậy việc giữ khoảng cách để ngăn virus lây lan là một thách thức.
"Nếu các bạn khẳng định mình có khả năng và năng lực thực hiện các vấn đề nêu trên thì có thể xúc tiến kế hoạch mở đường bay quốc tế. Nếu không Việt Nam cần rất thận trọng", Hawkins nói.
Nhân viên y tế khử trùng máy bay ở sân bay Nội Bài, Hà Nội ngày 24/3. Ảnh: Giang Huy.
Nêu khuyến cáo trong tổ chức các chuyến bay quốc tế, Tiến sĩ Hawkins cho hay các hãng hàng không cần giảm thiểu trao đổi đồ dùng giữa nhân viên và hành khách. Theo đó, vé máy bay có thể kiểm tra trên điện thoại di dộng, không in ra giấy, ngưng phát tai nghe, tạp chí, chăn đắp cho hành khách. Trên khoang, ghế trống giữa hai chỗ ngồi giúp hành khách bảo đảm không chạm vào nhau, dù không nhất thiết phải giữ khoảng cách 2m. Điều kiện đi kèm là mang khẩu trang hoặc tấm chắn mặt.
Về tần suất chuyến bay, Hawkins cho rằng Việt Nam và các đối tác nên điều chỉnh theo diễn biến dịch ở hai chiều. Sự điều chỉnh này giống như với việc mở cửa trường học và công ty, khi số ca nhiễm tăng hoặc giảm.
Hawkins cho rằng số ca nhiễm hơn 1.000 ở Việt Nam không phải dấu mốc đáng lo ngại. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của Covid-19, các nước không chỉ nhìn vào tổng ca nhiễm hàng ngày, mà cần xem xét tỷ lệ nhiễm nCoV. Nếu số ca dương tính chiếm 5% tổng số người được xét nghiệm trong thời gian hai tuần thì độ lây nhiễm ở mức cao.
Theo Tiến sĩ Julian Tang, chuyên gia về virus, Đại học Leicester, Anh, một quốc gia có thể đánh giá tác động của virus nhập khẩu sau hai đến ba tuần, tương đương với 2-3 chu kỳ ủ bệnh, kể từ khi mở đường bay quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, Việt Nam nên tăng gấp đôi thời gian kiểm soát chặt chẽ, lên 4-6 tuần.
Việt Nam hiện ghi nhận tổng số ca nhiễm nCoV là 1.049, số người tử vong là 35. Số ca liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng tính từ cuối tháng 7 là 551.
Hôm 4/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết nguyên tắc của Việt Nam là mở đường bay tới những nước đã kiểm soát dịch khá tốt. Cục Hàng không đề xuất hành khách đến Việt Nam phải từng ở quốc gia/vùng lãnh thổ đối tác tối thiểu 30 ngày liên tục trước khi thực hiện chuyến bay, không chấp nhận khách quá cảnh. Khi đến các sân bay của Việt Nam, hành khách được xét nghiệm nhanh và phải lưu trú tại các địa điểm do UBND cấp tỉnh xác định và có trả phí.
Tiến sĩ Hawkins lưu ý việc nối lại đường bay thương mại giữa các nước luôn tiềm ẩn rủi ro khiến Covid-19 bùng phát. Một số nước, trong đó có Mỹ, đã mở cửa nhanh cho các hoạt động kinh tế và xã hội, dẫn đến hậu quả là việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn. Hiện Mỹ ghi nhận hơn 6,3 triệu ca nhiễm và hơn 192.000 ca tử vong do nCoV. Nhiều trường đại học ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao, chỉ vài ngày sau khi học kỳ mùa thu khai giảng.
Đồng tình với ý kiến này, Tiến sĩ Tang, cho rằng việc mở đường bay quốc tế của Việt Nam, cũng như các nước khác, sẽ đi kèm với rủi ro nhập khẩu hoặc xuất khẩu virus.
"Do đó, các quốc gia nên cân nhắc mức độ cần thiết của hoạt động này đối với nền kinh tế", ông Tang nói.
Hơn 645 công dân Việt Nam từ Singapore, Hàn Quốc về nước an toàn Ngày 5/9, các cơ quan chức năng Việt Nam tại Singapore và Hàn Quốc phối hợp với cơ quan chức năng sở tại đưa hơn 645 công dân Việt Nam từ 2 nước nói trên về Việt Nam an toàn. Bộ Ngoại giao cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và Hãng hàng không...