Hàn Quốc nâng mức giảm thuế nhiên liệu
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho ngày 19/6 cho biết nước này lên kế hoạch tiếp tục giảm thuế nhiên liệu trong tháng 7.
Đây là một phần trong nỗ lực của Seoul nhằm giảm bớt áp lực lạm phát do chi phí năng lượng tăng cao.
Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 19/6/2022. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo Bộ trưởng Choo Kyung-ho, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nâng mức cắt giảm thuế đối với tiêu thụ nhiên liệu lên mức giới hạn hợp pháp là 37% từ mức 30% hiện nay. Biện pháp này sẽ có hiệu lực đến cuối năm nay.
Video đang HOT
Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài khiến giá dầu thô và hàng hóa tăng cao. Lực cầu kéo giá cũng gia tăng do nhu cầu phục hồi.
Từ tháng 4 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cắt giảm thuế nhiên liệu hơn nữa trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng tăng do giá năng lượng tăng cao.
Theo quyết định khi đó, Chính phủ Hàn Quốc giảm 30% thuế nhiên liệu trong ba tháng (đến hết tháng 7) để giảm thiểu tác động của việc giá năng lượng tăng cao do xung đột giữa Nga – Ukraine.
Hàn Quốc đang đối mặt với áp lực lạm phát tăng cao khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19, vốn khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại và gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài.
Mỹ tiếp tục đề nghị gặp Triều Tiên vô điều kiện
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/9 khẳng định nước này sẵn sàng gặp Triều Tiên mà không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Phát biểu tại một cuộc họp báo qua điện thoại, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng gặp Triều Tiên không kèm theo điều kiện tiên quyết, và tất nhiên, chúng tôi chắc chắn hy vọng rằng Triều Tiên sẽ phản ứng tích cực với động thái của chúng tôi".
Phát biểu trên được bà Jalina Porter đưa ra khi được hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng xem xét nới lỏng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên hay không.
Trả lời câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng xem xét tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên hay không, bà Jalina Porter một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên, khẳng định "Mỹ chắc chắn ủng hộ đối thoại liên Triều, cũng như cam kết và hợp tác".
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 21/9 đề xuất Mỹ và hai miền Triều Tiên, có thể cùng với Trung Quốc, tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), coi đó như một cách thúc đẩy hòa bình và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 25/9, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bà Kim Yo-jong tuyên bố Bình Nhưỡng có thể cân nhắc tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên cũng như tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều nếu Seoul đối xử với Bình Nhưỡng công bằng và tôn trọng lẫn nhau.
Tuyên bố trên được bà Kim Yo-jong đưa ra một ngày sau khi Triều Tiên hối thúc Mỹ và Hàn Quốc từ bỏ chính sách thù địch và các "tiêu chuẩn kép" đối với Bình Nhưỡng trước khi có thể tổ chức cuộc đàm phán chính thức về kết thúc Chiến tranh Triều Tiên.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 27/9, Trưởng phái bộ Triều Tiên tại LHQ Kim Song hối thúc Mỹ chấm dứt vĩnh viễn các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc cũng như hoạt động triển khai các vũ khí chiến lược tại Hàn Quốc nếu Washington mong muốn thúc đẩy hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Ông Kim Song nhấn mạnh rằng một mối quan hệ hữu hảo giữa Bình Nhưỡng và Washington chỉ có thể được tạo dựng khi Mỹ kiềm chế đe dọa và từ bỏ thái độ thù địch đối với Triều Tiên. Theo ông Kim Song, các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn cho thấy mối đe dọa quân sự mà Triều Tiên phải đối mặt mỗi ngày.
Các sân bay châu Á rục rịch kế hoạch hoạt động trở lại Khi tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tăng mạnh và số ca mắc bắt đầu có dấu hiệu không nhiều biến động, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tìm cách tạo bong bóng du lịch với nhiều quốc gia khác để phục hồi ngành công nghiệp không khói. Máy bay của hãng Korean Air (Hàn Quốc). Ảnh: Bloomberg Các quan chức Hàn Quốc cho biết...