Hàn Quốc muốn xây dựng đô thị thông minh ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện KIND đang chọn lựa chọn 1 trong 5 thành phố ở khu vực này gồm Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, (Rạch Giá) Kiên Giang và Trà Vinh để triển khai đầu tư một dự án thành phố thông minh.
Lãnh đạo thành phố Cần Thơ làm việc với Cơ quan Hợp tác cơ sở hạ tầng và Phát triển đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN)
Chiều 12/10, tại thành phố Cần Thơ, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố làm việc với đoàn công tác Cơ quan Hợp tác cơ sở hạ tầng và Phát triển đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài (KIND) thuộc Bộ Đất đai, hạ tầng và giao thông Hàn Quốc, đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Tại buổi làm việc, bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cho biết, thành phố đang có nhu cầu phát triển các lĩnh vực như: quản lý điều hành hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp; theo dõi biến đổi khí hậu, môi trường trong đô thị; quản lý, phát triển đô thị, nhà ở, dân cư, sử dụng đất đai một cách hiệu quả; giao thông thông minh và những lĩnh vực do cơ quan chính quyền theo dõi.
Đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý có sử dụng cơ sở dữ liệu, trích xuất dữ liệu để giúp cho các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố có được các kết quả phân tích dữ liệu để hoạch định giải pháp phát triển thành phố…
Cũng theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, dù địa phương có xây dựng chương trình phát triển nhà ở nhưng hiện nay nhu cầu còn rất cao, chưa đáp ứng được đối tượng theo từng phân khúc thị trường. Cụ thể là nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp và nhà ở thuộc phân khúc cao cấp cho giới chuyên gia.
Đặc biệt, có một số khu đất đã được nhà đầu tư triển khai làm khu đô thị, tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở phân lô bán nền chứ chưa đủ khả năng xây dựng các sản phẩm nhà ở hoàn thiện cũng như các dịch vụ tiện ích cần thiết, dẫn đến một số vị trí đất bị bỏ trống nhiều năm qua.
“Do đó, thành phố đang cần các đơn vị có đủ khả năng tham gia đầu tư, phối hợp triển khai dự án,” Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ mong muốn nhà đầu tư Hàn Quốc đến đầu tư các trung tâm thương mại lớn tại Cần Thơ để phục vụ cho cả các nhà đầu tư đến từ những quốc gia khác.
Để thể hiện quyết tâm thu hút đầu tư, vừa qua Cần Thơ đã mở đường bay thẳng tới Hàn Quốc; đồng thời, thành phố cũng đang từng bước giải quyết các nhu cầu cho chuyên gia Hàn Quốc khi đến làm việc tại đây. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ nhấn mạnh, thành phố sẽ đồng hành cùng nhà đầu tư để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính quyền một cách nhanh gọn nhất để làm sao hai bên triển khai thành công các dự án.
Ông Seo Teakwon, Phó Chủ tịch điều hành Cơ quan Hợp tác cơ sở hạ tầng và Phát triển đô thị Hàn Quốc tại nước ngoài cho biết, tổ chức này đã được Chính phủ Hàn Quốc cấp một số ngân sách để làm một số dự án ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện KIND đang chọn lựa chọn 1 trong 5 thành phố ở khu vực này gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, (Rạch Giá) Kiên Giang và Trà Vinh để triển khai đầu tư một dự án thành phố thông minh.
Theo ông Seo Teakwon, so với bốn địa phương còn lại thì Cần Thơ có lợi thế là thành phố có quy mô lớn nhất và có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt nên nếu đầu tư tại đây thì sẽ có nhiều thuận lợi.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến của các cơ quan Trung ương của Việt Nam cho rằng, nên đầu tư cho các tỉnh còn khó khăn thay vì vào thành phố lớn để thúc đẩy các địa phương này phát triển nhanh hơn, Do đó, hiện phía KIND vẫn đang nghiên cứu cụ thể từng phương án.
Đại diện KIND cũng chia sẻ mong muốn là đầu tư xây dựng đô thị thông minh vào một điểm nhấn tập trung nào đó của thành phố Cần Thơ và đề nghị được đi khảo sát thực tế khu đất mà Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đã giới thiệu.
Video đang HOT
Theo thông tin từ Văn phòng KIND tại Việt Nam, đây là cơ quan đại diện cho Bộ Đất đai, hạ tầng và giao thông Hàn quốc chuyên trách thúc đẩy các dự án hợp tác công tư (PPP) tại nước ngoài, có khả năng đầu tư trực tiếp vào các dự án với tư cách là nhà đầu tư thông qua việc mua lại một phần vốn chủ sở hữu hoặc với tư cách là bên cho vay trực tiếp. Hiện tại, tổ chức này đang quản lý các quỹ đầu tư với tổng số vốn lên tới 1,5 tỷ USD.
Lĩnh vực đầu tư, hỗ trợ của KIND bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển đô thị, điện lực, năng lượng; hóa dầu; nguồn nước và hạ tầng về môi trường. Tại Việt Nam, KIND đang có các dự án đầu tư trong lĩnh vực phát triển đô thị với tổng vốn đầu tư 390 triệu USD./.
Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư châu Á mạnh tay xuống tiền
VN-Index phục hồi hơn 23 tuổi; Kế hoạch của các ngân hàng trước mùa Đại hội đồng cổ đông và... Covid-19; Đề xuất cho phép chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá; KKR xác nhận đầu tư 650 triệu USD vào Vinhomes (VHM); Nhà đầu tư săn chuyện riêng tại đại hội; Chứng khoán châu Á tăng mạnh trở lại; Lớp nhà đầu tư mới đón bài học đau đớn đầu tiên...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 16/6 tăng 20.000 đồng/lượng chiều mua vào và 30.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 80.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết ở mức 48,32 - 48,69 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 6,9 USD xuống 1.723,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên và chạm gần 1.731 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 11,9 USD lên 1.739,1 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,11% xuống 96,60 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 16/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.249 đồng, tăng 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.115 - 23.295 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,56 USD ( 1,51%), lên 37,68 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,67 USD ( 1,69%), lên 40,39 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index hồi phục mạnh
Ngay khi mở cửa, VN-Index tăng mạnh trở lại mốc 850 điểm, với sự khởi sắc của nhóm bluehchip cùng sắc xanh lan tỏa khắp bảng điện tử.
Trong phiên chiều, đà tăng đã chậm lại một phần. Tuy nhiên, VN-Index tiếp tục lên vào vượt qua 855 điểm khi đóng cửa với động lực lớn đến từ nhóm Vingroup, sau thông tin quỹ KKR đã đầu tư 650 triệu USD) để sở hữu hơn 6% cổ phần VHM.
Đóng cửa, VHM và VRE cùng tăng kịch trần, còn VIC 4,9%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, HQC tiếp tục là tâm điểm dòng tiền với 51,92 triệu cổ phiếu được giao dịch, dẫn đầu HOSE và tăng 5,3%.
Nhiều mã cũng có được đà tăng tốt cả về điểm số lẫn thanh khoản như FLC, HAG, DXG, AMD, HHS...
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 108,77 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 16/6: VN-Index tăng 23,66 điểm ( 2,84%), lên 856,13 điểm; HNX-Index tăng 1,67 điểm ( 1,46%), lên 115,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm ( 0,97%), lên 56,08 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall cũng chứng kiến đợt bán tháo mạnh ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới trước nỗi lo về làn sóng bùng phát dịch mới.
Tuy nhiên, ngay sau đó, các chỉ số chính của phố Wall đã hồi phục, bật mạnh trở lại sau khi Fed cho biết, mở rộng chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc giá dầu thô hồi phục mạnh trở lại, kéo nhóm cổ phiếu năng lượng tăng cũng hỗ trợ cho các chỉ số chính đảo chiều ngoạn mục đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 15/6, chỉ số Dow Jones tăng 157,62 điểm ( 0,62%), lên 25.763,16 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,28 điểm ( 0,83%), lên 3.066,59 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 137,21 điểm ( 1,43%), lên 9.726,02 điểm.
Chứng khoán châu Á bùng nổ, tăng mạnh sau phiên bán tháo hôm qua
Chứng khoán Nhật Bản đã tăng vọt gần 5%, sau khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ và Nhật Bản tuyên bố đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính.
Tâm lý cũng được hỗ từ việc Bloomberg đưa tin rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị đề xuất một gói xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá gần 1.000 tỷ USD để thúc đẩy nền kinh tế.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 4,88% lên 22,582,21 điểm. Chỉ số Topix tăng 4,09% lên 1.593,45 điểm.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) thông báo tiếp tục giữ các thiết lập tiền tệ ổn định như mong đợi, đồng thời, tăng quy mô các gói cho vay đối với các công ty thiếu tiền mặt lên 1.000 tỷ USD từ mức khoảng 700 tỷ USD được công bố vào tháng trước.
Động thái này được đưa ra sau khi Fed tuyên bố sẽ bắt đầu chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp, như một phần của kế hoạch kích thích đã được công bố.
Hôm nay, nhóm cổ phiếu vận tải biển và các nhà sản xuất thép tăng mạnh nhất với chỉ số phụ theo dõi lần lượt tăng 8,62% và 8,85%.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ô tô tăng vọt với Honda Motor tăng 7,73% và Toyota Motor tăng 4,79%. Còn Mazda Motor, Mitsubishi Motor và Yamaha Motor thậm chí đều tăng hơn 10%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại, nhờ tâm lý giới đầu tư được cải thiện bởi tin vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của Bắc Kinh.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 1,44% lên 2.931,75 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,51% lên 4.014,57 điểm.
Sau nhiều tuần gần như không có nhiễm Covid-19 mới, Bắc Kinh đã ghi nhận khoảng 106 trường hợp mới kể từ ngày 11/6. Nhưng các nhà đầu tư đã tin tưởng rằng lần này Bắc Kinh có khả năng kiểm soát dịch bệnh vì chính phủ giờ đã có nhiều kinh nghiệm hơn, Zhang Qi, một nhà phân tích tại Haitong Securities cho biết.
Nhóm cổ phiếu A được nâng đỡ bằng báo cáo về các cuộc họp dự kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và ủy viên hội đồng nhà nước Trung Quốc Yang Jiechi trong tuần này để thảo luận về mối quan hệ song phương, vốn đã sứt mẻ sâu sắc kể từ đầu năm.
Chứng khoán Hồng Kông theo chân các thị trường cùng khu vực tăng mạnh, sau khi Fed quyết định mở rộng chương trình mua trái phiếu.
Đóng cửa, Hang Seng-Inde tăng 2,39% lên 24.344,09 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,19% lên 9,.67,63 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh hơn 5,%, mức tăng tốt nhất trong gần 3 tháng, cũng nhờ kế hoạch mua trái phiếu của Fed đã thúc đẩy các nhà đầu tư mạo hiểm tham gia thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 5,28% lên 2.138,05 điểm, mức tăng trong một phiên cao nhất kể từ ngày 25/3.
Kết thúc phiên 16/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 1.051,26 điểm ( 4,88%), lên 22.582,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 41,72 điểm ( 1,44%), lên 2.931,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 567,14 điểm ( 2,39%), lên 24.344,09 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 107,23 điểm ( 5,28%), lên 2.13805 điểm.
Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản cao kỷ lục, đạt hơn 1 tỷ USD Nhà đầu tư được chứng khiến một phiên giao dịch khớp lệnh tới hơn 1 tỷ USD. Chứng khoán ngày 15/6: Thanh khoản cao kỷ lục, đạt hơn 1 tỷ USD. Ảnh minh họa: TTXVN Sở dĩ phiên hôm nay khớp lệnh đạt kỷ lục từ khi khai trương thị trường chứng khoán Việt Nam là nhờ giao dịch thỏa thuận của cổ...