Hàn Quốc mua tên lửa Meteor trang bị cho chiến đấu cơ KF-21
Cơ quan mua sắm vũ khí nhà nước Hàn Quốc ngày 1/11 cho biết đã ký hợp đồng mua tên lửa không đối không Meteor cho máy bay chiến đấu KF-21 mới do nước này sản xuất.
Trang bị tên lửa Meteor cho nguyên mẫu KF-21 tại trụ sở công ty Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (Ảnh: Yonhap).
Theo một quan chức, Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) đã ký thỏa thuận vào hôm 30/10 với nhà sản xuất tên lửa MBDA, một công ty quốc phòng châu Âu có trụ sở tại Pháp.
Vị quan chức này cho biết thêm, 100 tên lửa Meteor sẽ được cung cấp kịp thời cho giai đoạn sản xuất đầu tiên của máy bay chiến đấu KF-21 theo kế hoạch. Tuy nhiên, ông từ chối chia sẻ thông tin chi tiết về thỏa thuận.
Video đang HOT
Tên lửa Meteor được biết là có thể đạt tốc độ tối đa trên Mach 4 và tấ.n côn.g mục tiêu cách xa 200km.
Hồi tháng 7, Hàn Quốc đã bắt đầu sản xuất 20 đơn vị máy bay chiến đấu tiên tiến do nước này tự sản xuất, với mẫu sản xuất đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao cho Không quân vào cuối năm 2026.
KF-21 là dự án hợp tác giữa Hàn Quốc và Indonesia, trong đó Hàn Quốc nắm giữ 80% và Jarkata giữ 20% cổ phần. KF-21 được coi là máy bay chiến đấu thế hệ 4.5 do nó có khung của thế hệ thứ tư nhưng được trang bị công nghệ tàng hình hiện đại tương đương các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như F-35 của Mỹ.
Chiến đấu cơ này được đán.h giá sẽ là trụ cột của Không quân Hàn Quốc và sẽ làm thay đổi căn bản tương lai ngành công nghiệp quốc phòng của quốc gia Đông Bắc Á này khi được sản xuất hàng loạt và được bán ra trên thị trường.
Ba Lan có thể trở thành quốc gia đầu tiên mua KF-21. Trên thực tế, Ba Lan không chỉ muốn mua mà còn muốn có cơ hội trở thành cơ sở sản xuất KF-21 ở châu Âu.
Ông Zelensky chỉ trích đồng minh "yếu ớt" với tin lính Triều Tiên đến Nga
Tổng thống Ukraine đã chỉ trích điều mà ông gọi là phản ứng "bằng không" của các đồng minh trước việc Triều Tiên cử binh sĩ đến Nga.
Tổng thống Zelensky tham dự một cuộc họp báo tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ hôm 17/10 (Ảnh: Reuters).
"Một phản ứng yếu ớt như vậy sẽ càng khuyến khích Nga tăng cường lực lượng", Tổng thống Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình KBS của Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết ông tin rằng Moscow đã đồng ý với đề xuất của Bình Nhưỡng về việc cử lực lượng kỹ thuật và "một lượng lớn dân thường" đến làm việc tại các nhà máy quân sự của Nga.
"Ông Putin đang kiểm tra phản ứng của phương Tây... Và tôi tin rằng sau tất cả những phản ứng này, Nga sẽ quyết định tăng lực lượng... Phản ứng hiện tại là không có gì, là bằng không", ông Zelensky nói.
Ngày 13/10, Tổng thống Ukraine bắt đầu công khai cảnh báo về sự tham gia của Triều Tiên vào cuộc chiến. Kể từ đó, các đồng minh phương Tây đã mô tả động thái này là "một sự leo thang lớn", nhưng không công bố các biện pháp trả đũa hoặc cho biết đang chuẩn bị thực hiện bất kỳ hành động nào.
Theo các quan chức Hàn Quốc, nước này đã đề nghị hỗ trợ tình báo và hợp tác rộng rãi hơn về vấn đề này, và đang cân nhắc việc cử một nhóm giám sát viên quân sự đến Ukraine.
Trong bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 30/10, phái đoàn Ukraine nói rằng, hàng nghìn lính Triều Tiên đã được triển khai tới Nga để hỗ trợ cho Moscow.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 31/10 cho biết có tới 8.000 quân Triều Tiên có thể đã được triển khai tới khu vực tiề.n tuyến Kursk của Nga và dự kiến sẽ tham chiến trong những ngày tới.
Trong khi đó, cả Nga và Triều Tiên đến nay đều bác bỏ cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến Nga để tham chiến, cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ.
Triều Tiên tung hình ảnh phóng tên lửa chiến lược "mạnh nhất thế giới" Triều Tiên công bố hình ảnh nước này phóng vũ khí Hwasong-19 mà Bình Nhưỡng mô tả là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới". Vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-19 vào ngày 31/10 (Ảnh: KCNA). Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 1/11 đưa tin Bình Nhưỡng đã phô trương sức mạnh quân sự bằng vụ thử...