Hàn Quốc ký thỏa thuận tăng đóng góp chi phí cho lính Mỹ đồn trú
Hàn Quốc và Mỹ ngày 8.3 ký thỏa thuận chính thức tăng đóng góp chi phí của Seoul cho lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này.
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung REUTERS
Theo Yonhap, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris đã đại diện ký kết thỏa thuận này tại thủ đô Seoul. Theo đó, Hàn Quốc đồng ý chi trả 920 triệu USD trong năm 2019 cho hoạt động của lực lượng đồn trú Mỹ, tăng 8,2% so với mức 850 triệu USD trong năm 2018.
Video đang HOT
Phát biểu sau lễ ký kết, Ngoại trưởng Kang nói rằng thỏa thuận là kết quả của những nỗ lực vất vả, thậm chí đôi lúc rất khó khăn và nó giúp liên minh Mỹ – Hàn trở nên mạnh mẽ hơn. Đại sứ Harris cũng nói rằng việc đạt được sự đồng thuận này cho thấy mối quan hệ liên minh bền vững giữa hai nước.
Theo AFP, hai bên đã trải qua 10 vòng đàm phán trong suốt năm 2018 nhưng không đạt được sự đồng thuận. Mỹ và Hàn Quốc sau đó tiếp tục thương lượng qua các kênh ngoại giao để đi tới thống nhất.
Dự kiến, thỏa thuận sẽ được trình quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn trong tuần tới, với mong muốn có thể chính thức có hiệu lực từ tháng 4. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trong một năm, và hai bên sẽ sớm phải tiếp tục bước vào vòng đàm phán mới.
Theo TNO
Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu kỳ họp đặc biệt, xử lý các dự luật gây tranh cãi
Ngày 7/3, Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu kỳ họp đặc biệt nhằm xử lý các dự luật gây tranh cãi, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và cải cách bầu cử. Đây cũng là kỳ họp Quốc hội Hàn Quốc đầu tiên trong năm 2019.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul ngày 21/5. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, kỳ họp dự kiến sẽ kéo dài trong 30 ngày. Các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận các dự luật dân sinh và cải cách, trong đó có 3 dự luật liên quan đến trường mẫu giáo, dự luật về tăng cường sức khỏe và hỗ trợ dịch vụ phúc lợi cho bệnh nhân tâm thần (còn gọi là Luật Lim Se-won), dự luật về mở rộng chế độ thời gian làm việc linh hoạt, dự luật về thành lập cơ quan điều tra quan chức cấp cao tham nhũng.
Kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh từ đầu tuần này, đảng Hàn Quốc Tự do (LKP) đối lập đã chấm dứt tẩy chay các hoạt động của Quốc hội. Cơ quan lập pháp Hàn Quốc đã không thể tiến hành bất cứ phiên họp nào kể từ tháng 1 vừa qua do căng thẳng liên quan đến các cáo buộc chính phủ lạm quyền, bổ nhiệm gây tranh cãi. Tuy nhiên, các đảng đã quyết định tham gia kỳ họp của quốc hội sau những chỉ trích của dư luận về việc các nghị sĩ làm ngơ cuộc sống của người dân.
Dẫu vậy, các đảng phái ở Hàn Quốc vẫn chưa thu hẹp được bất đồng trong những vấn đề chính liên quan đến trường mẫu giáo và dự luật về thành lập cơ quan điều tra quan chức cấp cao tham nhũng, trong khi mỗi đảng vẫn đang chủ trương thông qua những dự luật khác nhau. Không chỉ vậy, chính giới Hàn Quốc còn được cho là sẽ tranh cãi kịch liệt về dự luật cải cách cơ chế bầu cử. Hiện tại, ngoài LKP, cả 4 đảng còn lại đều đang thảo luận về việc thông qua nhanh dự luật này. Do đó, giới phân tích cho rằng việc thông qua các dự luật trong kỳ họp Quốc hội lần này sẽ rất gian nan.
Theo kế hoạch, sau phiên khai mạc, Quốc hội sẽ tiến hành bầu tân Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao và thống nhất, Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về dự toán và quyết toán ngân sách của Quốc hội. Từ ngày 11-13/3, đại diện tại Quốc hội của các đảng sẽ có bài phát biểu, tiếp đó tiến hành phiên chất vấn chính phủ từ ngày 19-22/3. Phiên họp toàn thể sẽ được tiến hành vào ngày 23/3 để thông qua các dự luật.
Hữu Tuyên - Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Hàn Quốc thúc đẩy đối thoại 3 bên để tiếp tục nối đối thoại Mỹ - Triều Ngoại trưởng Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán 3 bên với Mỹ và Triều Tiên như một cách để nối lại đối thoại giữa Mỹ-Triều về phi hạt nhân hóa. "Chúng ta sẽ tìm nhiều phương án khác nhau để tạo ra một cơ sở cho việc nối lại đối thoại giữa Triều Tiên...