Hàn Quốc kiềm chế sự thống trị của Apple, Google
Đạo luật kinh doanh viễn thông của Hàn Quốc sẽ có thêm điều khoản nhằm hạn chế việc thu phí “hoa hồng” của các kho ứng dụng thống trị thị trường.
Hình ảnh logo của Google và Apple.
Theo Reuters , Ủy ban tư pháp và pháp luật của Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu sớm vào ngày 25/8 để khuyến nghị sửa đổi luật, một bước quan trọng hướng tới việc cấm Google và Apple có những hành vi chèn ép các nhà phát triển trong việc tính phí hoa hồng khi bán ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng của các hãng này.
Đaọ luật mới cũng cho phép chính phủ Hàn Quốc yêu cầu các công ty quản lý kho ứng dụng bảo vệ quyền lợi người dùng, kiểm tra và xử lý các tranh chấp liên quan đến thanh toán.
Các nhà lập pháp của Hàn Quốc đã xem xét vấn đề phí hoa hồng của các kho ứng dụng lớn như App Store và Play Store từ giữa năm 2020. Nếu đạo luật mới được thông qua, các nhà phát triển ứng dụng cho thị trường Hàn Quốc có thể chọn dùng nhiều hệ thống thanh toán khác nhau để bán ứng dụng cho người dùng, thay vì phải sử dụng hệ thống thanh toán của Apple hay Google.
Video đang HOT
Trong năm 2020, hai gã khổng lồ công nghệ Mỹ đối mặt với làn sóng chỉ trích trên toàn cầu khi yêu cầu các nhà phát triển nộp mức phí 30% cùng các điều kiện phức tạp nếu muốn kinh doanh ứng dụng trên App Store và Play Store.
Apple cho biết dự luật của Hàn Quốc sẽ khiến người dùng dễ bị lừa đảo, không được bảo vệ về quyền riêng tư, khó quản lý việc mua ứng dụng. Bên cạnh đó, hãng cũng cho rằng dự luật sẽ làm giảm niềm tin của người dùng khi mua hàng trên App Store, đồng thời làm giảm doanh thu của 482.000 nhà phát triển phần mềm đã đăng ký tại Hàn Quốc Những nhà phát triển ứng dụng này đã kiếm được hơn 7 tỷ USD từ việc bán ứng dụng trên App Store.
Trong khi đó, Wilson White, Giám đốc cấp cao về chính sách công của Google, cho rằng quá trình đưa ra đạo luật mới quá rấp rút và chưa thể đánh giá đủ các tác động tiêu cực của nó đối với người tiêu dùng cũng như nhà phát triển ứng dụng tại Hàn Quốc.
Các chuyên gia nhận định, các công ty như Apple hay Google vẫn có thể đảm bảo an toàn trong các hệ thống thanh toán không phải của họ, bằng cách làm việc với các nhà phát triển và các công ty khác. Lee Hwang, giáo sư tại Đại học Luật Hàn Quốc chuyên về luật cạnh tranh, cho rằng Google và Apple không phải những công ty duy nhất có thể tạo ra một hệ thống thanh toán an toàn.
Nếu đạo luật được thông qua, Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên hạn chế việc thu phí của các gã khổng lồ công nghệ Mỹ. Năm ngoái, Liên minh châu Âu cũng đề xuất một đạo luật về thị trường kỹ thuật số nhằm vào việc thu phí của các cửa hàng ứng dụng. Đầu tháng này, ba thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã đề xuất một dự luật nhằm kiềm chế các cửa hàng ứng dụng của các công ty đang kiểm soát phần lớn thị trường.
Đầu năm nay, Google cho biết sẽ giảm phí dịch vụ cho các nhà phát triển từ 30% xuống còn 15% trên 1 triệu USD đầu tiên kiếm được trong một năm. Apple cũng đã đưa ra mức giảm tương đương. Tại Hàn Quốc, Play Store đã đạt doanh thu gần 6 nghìn tỷ won (5,15 tỷ USD) trong năm 2019.
Apple cũng đạng bị Epic Games, nhà sản xuất trò chơi nổi tiếng Fortnite, kiện vì hành vi độc quyền khi công ty này đã phải trả cho Apple 100 triệu USD tiền hoa hồng trong hai năm.
Dự luật của Hàn Quốc chặn Apple, Google 'ăn dày' trên chợ ứng dụng được ủng hộ
Một nhóm các doanh nghiệp Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với dự luật của Hàn Quốc về ngăn chặn sự độc quyền của Google, Apple với các chợ ứng dụng.
Đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh Viễn thông Hàn Quốc ảnh hưởng tới Google, Apple.
Tháng trước, Hội đồng Khoa học, Công nghệ thông tin, Truyền hình và Truyền thông Hàn Quốc phê duyệt sửa đổi đối với Luật Kinh doanh Viễn thông. Theo đó, sửa đổi muốn cấm các ông chủ chợ ứng dụng dựa vào quyền lực của mình để áp đặt một số công cụ thanh toán nhất định với nhà phát triển.
Nếu được thông qua, dự luật sẽ là loại đầu tiên trên thế giới có quy định này. Dự luật đang chờ Ủy ban Pháp chế và Tư pháp xem xét thêm trước khi trình lên Quốc hội để biểu quyết.
Mark Buse, Phó Chủ tịch cấp cao của Match Group kiêm thành viên sáng lập Liên minh Bình đẳng Ứng dụng, đã gặp gỡ các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ tại Quốc hội để ủng hộ dự luật. Tổ chức của Mỹ bao gồm các hãng công nghệ lớn như nhà sản xuất game Epic, ứng dụng nghe nhạc trực tuyến Spotify, ứng dụng hẹn hò Tinder.
Theo ông Buse, dự luật của Hàn Quốc có thể thúc đẩy nhà lập pháp Mỹ hành động nhiều hơn. Những hành động như vậy cho tới nay mới chỉ thực hiện ở cấp độ bang tại 15 bang.
Hàn Quốc quyết định sửa đổi luật sau khi Google quyết định vận hành hệ thống thanh toán của mình trên tất cả ứng dụng trong Cửa hàng Play từ tháng 10 năm nay. Google cấm các hệ thống thanh toán khác và sẽ thu tối đa 30% hoa hồng từ nhà phát triển khi người dùng mua sắm hàng hóa điện tử, tương tự những gì Apple đang làm với App Store.
Các nhà phát triển ứng dụng, những người đang tránh được khoản phí hoa hồng nhờ sử dụng hệ thống thanh toán riêng, bày tỏ lo ngại về mức phí mà họ cho là quá cao và hành vi độc quyền của Google. Điều này khiến các hãng công nghệ trong nước vận động các nhà lập pháp chống lại Google.
Trước phản đối từ nhà phát triển Hàn Quốc, Google lùi lịch thi hành chính sách mới đến hết tháng 3/2022. Tuy nhiên, ông lớn công nghệ Mỹ cho rằng, những người dùng không sử dụng hệ thống thanh toán Google có thể gặp phải các vấn đề bảo mật, đồng thời kêu gọi thảo luận để giải quyết vấn đề.
Apple cũng đưa ra ý kiến tương tự khi lập luận những sửa đổi được đề xuất sẽ đặt người dùng vào nguy cơ bị lừa đảo và các rủi ro bảo mật khác.
Tại quê nhà, 36 bang đâm đơn kiện Google, tố cáo hành vi phản cạnh tranh trong vận hành Google Play, khi thu và duy trì phí hoa hồng. Apple và Google còn đang trong trận chiến pháp lý khác với Epic, cũng vì vấn đề điều hành chợ ứng dụng.
Google bị kiện ở Anh vì thu phí quá mức hàng triệu người dùng Google đang phải đối mặt với một vụ kiện ở London vì đã tính phí quá cao đối với gần 20 triệu khách hàng cho các giao dịch trên cửa hàng ứng dụng. Google cũng đối mặt với vụ kiện tương tự ở Mỹ Theo Bloomberg, đơn kiện được đệ trình tại Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của London hôm 28.7 cáo...