Hàn Quốc không tin ‘thành ý’ của ông Kim Jong-un
Phía Hàn Quốc không tin những phát biểu của ông Kim Jong-un và cho rằng đề nghị đối thoại quân sự 2 miền Nam-Bắc của lãnh đạo Triều Tiên là không có thành ý.
Ông Kim Jong-un phát biểu tại đại hội đảng Lao động Triều Tiên ngày 8.5Reuters
Trong bài phát biểu trước đại hội đảng Lao động Triều Tiên hôm 8.5, lãnh đạo Kim Jong-un đề nghị tổ chức “đối thoại, đàm phán” giữa quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc vì hòa bình và thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.
“Thật khó tin đó là những lời phát biểu có thành ý của lãnh đạo Triều Tiên trong khi vẫn luôn phát triển vũ khí hạt nhân”, Yonhap ngày 9.5 dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc.
“Triều Tiên trước hết phải ngưng khiêu khích và thể hiện thành ý muốn phi hạt nhân hóa thông qua hành động của mình”, quan chức không muốn nên tên này nói tiếp.
Ngoài đề nghị đối thoại với Hàn Quốc, ông Kim Jong-un còn cho biết muốn bình thường hóa với các quốc gia thù địch mà Bình Nhưỡng luôn nhắc đến là Mỹ và “tay sai” Hàn Quốc. Theo Reuters, lãnh đạo Triều Tiên tỏ ra “nhượng bộ” khi nói rằng Bình Nhưỡng sẽ ngưng phát triển vũ khí hạt nhân nếu các nước có vũ khí hạt nhân cam kết không đe dọa chế độ Triều Tiên.
Video đang HOT
Giới chức Hàn Quốc tin rằng nếu đối thoại quân sự diễn ra, Bình Nhưỡng sẽ sử dụng nó để gây áp lực lên Seoul, yêu cầu ngưng tuyên truyền bằng loa phóng thanh dọc biên giới giữa 2 nước – động thái trả đũa của Hàn Quốc sau vụ phóng thử hạt nhân hồi tháng 1.2016 của Triều Tiên, theo Yonhap.
Một cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn Quốc ở trên biển Reuters
Giới quan sát cho rằng việc tuyên truyền của Seoul có hiệu quả rất cao khi so sánh cuộc sống của người dân và quyền tự do ở 2 miền. Điều này tác động lên nhận thức của người dân Triều Tiên ở bên kia biên giới; vì vậy nó được xem là vũ khí nguy hiểm cho chế độ Bình Nhưỡng.
Quân đội Hàn Quốc lắp đặt loa phóng thanh phát liên tục 24 giờ trong ngày tại 11 địa điểm dọc biên giới và dự kiến tăng lên 40 địa điểm vào cuối tháng 11.2016. Triều Tiên cũng lắp loa phóng thanh dọc biên giới để đối phó Hàn Quốc.
Ngoài vấn đề loa phóng thanh, giới chức Hàn Quốc cho biết Triều Tiên còn muốn bàn lại vấn đề biên giới trên biển giữa 2 nước mà Bình Nhưỡng cho rằng không hợp lý; biên giới này – Đường giới hạn phía Bắc (NLL) – được vẽ bởi một hội đồng của Liên Hiệp Quốc sau khi chiến tranh Triều Tiên tạm ngưng hồi năm 1953.
Bình Nhưỡng muốn biên giới trên biển phải được xê dịch về phía nam, và thường xuyên tổ chức các cuộc quấy phá ở khu vực này dù cả 2 nước đã thỏa thuận hồi năm 2006 không gây hấn ở khu vực.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Triều Tiên kêu gọi đàm phán, Hàn Quốc khước từ
Hàn Quốc không tìm thấy sự chân thành trong đề nghị đàm phán từ phía lãnh đạo Triều Tiên.
Lãnh đạo Triều Tiên Km Jong-un trong Đại hội Đảng. Ảnh: Reuters
Tại một phiên họp trong khuôn khổ Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên khai mạc hôm 6/5, lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un, đã đề xuất Bình Nhưỡng và Seoul nên tổ chức các cuộc đối thoại quân sự nhằm xoa dịu căng thẳng ở khu vực biên giới.
Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc không đồng tình với ý tưởng trên vì cho rằng đề xuất này thiếu sự chân thành và chỉ nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền, theo Yonhap.
"Triều Tiên chỉ muốn tuyên truyền và không hề chân thành khi đề cập đến các cuộc thảo luận liên Triều bởi họ vẫn tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình", thông báo của bộ cho biết đồng thời nhấn mạnh, không có dấu hiệu nào cho thấy Bình Nhưỡng muốn ngừng các hành động khiêu khích nhằm vào Seoul.
Hàn Quốc bên cạnh đó kêu gọi Triều Tiên chọn con đường hướng tới phi hạt nhân hóa nếu thực sự mong muốn đem lại hòa bình cho bán đảo.
Ông Kim trước đó đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong 5 năm tới, tập trung chủ yếu vào việc cải thiện sinh kế cho người dân và khắc phục tình trạng thiếu điện. Ông khẳng định, chính sách phát triển vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên theo đuổi cũng nhằm thúc đẩy nền kinh tế.
Ông miêu tả Triều Tiên là một "nước sở hữu vũ khí hạt nhân có trách nhiệm" và thêm rằng Bình Nhưỡng "sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trừ khi có bất kỳ lực lượng khiêu khích nào xâm phạm chủ quyền bằng loại vũ khí tương tự".
Vũ Hoàng
Theo VNE
Bình Nhưỡng trong mắt nhà báo nước ngoài Dù bị Liên Hiệp Quốc thắt chặt trừng phạt trong mấy tháng qua, Bình Nhưỡng vẫn có thêm ít nhất 20 tòa nhà cao tầng mọc lên so với hồi tháng 10.2015, xe hơi xuất hiện nhiều hơn... Những tòa nhà cao tầng ở trung tâm Bình NhưỡngReuters Chính quyền CHDCND Triều Tiên đã mời khoảng 130 nhà báo nước ngoài đến Bình...