Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản minh bạch trong chính sách quốc phòng
Ý kiến được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang vận động mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài.
Hôm nay (14/5), Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản duy trì tính minh bạch và đóng góp cho hòa bình khu vực trong việc thực hiện chính sách quốc phòng mới.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang-il nói: “Chúng tôi hy vọng các cuộc thảo luận về chính sách quốc phòng của Nhật Bản sẽ tiến triển theo hướng góp phần vào hòa bình và ổn định trong khu vực. Lập trường cơ bản của chúng tôi là không chấp nhận bất kỳ biện pháp nào liên quan đến lợi ích quốc gia và an ninh trên bán đảo Triều Tiên mà không có sự đồng ý trước của Hàn Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang Il. (Ảnh: Yonhap)
Lập trường này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang vận động để mở rộng vai trò của quân đội Nhật Bản ở nước ngoài.
Video đang HOT
Gần đây, Nhật Bản đã nhất trí với Mỹ về các nguyên tắc hợp tác quốc phòng, theo đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền tự vệ tập thể và Tokyo có thể sử dụng sức mạnh quân sự ở nước ngoài chống các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ hay các nước đối tác khác./.
Vũ Anh Tuấn Theo: Reuters
Theo_VOV
Nhà Trắng đề xuất ngân sách chiến tranh 60 tỷ USD cho năm 2015
Nhà Trắng đã gửi một đề nghị lên quốc hội Mỹ yêu cầu thông qua khoản kinh phí chiến tranh 60 tỷ USD năm 2015, giảm 20 tỷ USD so với năm 2014, Reuters đưa tin cho biết.
Con số gần 60 tỷ USD được đưa ra sau khi Tổng thống Barack Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại 9.800 bính lính.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong bức thư gửi Hạ viện John Boehner, ông Obama đã đề nghị khoản tiền 58,6 tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan và các hoạt động quân sự khác ở nước ngoài. Đây là khoản ngân sách chiến tranh nhỏ nhất mà Lầu Năm Góc đã yêu cầu trong hơn một thập kỷ qua.
Ngoài chu cấp tiền cho cuộc chiến ở Afghanistan, Lầu Năm Góc cũng yêu cầu khoản phí 500 triệu USD để hỗ trợ cho phe đối lập ôn hòa ở Syria, 1,5 tỷ USD để hỗ trợ cho các nước có chung biên giới với Syria đã bị quá tải bởi người tị nạn và 140 triệu USD để huấn luyện cho các lực lượng ở Iraq.
Mức chi phí quản lý chỉ khoảng 20 tỷ USD, ít hơn mức chi năm tài chính 2014. Tổng mức đề nghị cũng ít hơn 20 tỷ USD so với con số giữ chỗ 79,4 tỷ USD trong ngân sách trình lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Đề nghị gửi đến ông Boehner cũng bao gồm 1,4 tỷ USD trong quỹ dự phòng ở nước ngoài dành cho Bộ Ngoại giao, nâng tổng số đề xuất lên mức 7.3 tỷ USD. Bộ này đã đề nghị mức 5,9 tỷ USD cho các hoạt động ở nước ngoài trong bảng dự chi ngân sách gửi lên quốc hội Mỹ hồi tháng Hai.
Yêu cầu dự phòng của Bộ Ngoại giao bao gồm 5 tỷ USD cho quỹ đối tác chống khủng bố, 1 tỷ USD cho sáng kiến Tái đảm bảo châu Âu. Khoảng 5 tỷ USD trong tổng số dự phòng sẽ thuộc ngân sách của Lầu Năm Góc và phần còn lại thuộc Bộ Ngoại giao.
Nhà Trắng cho biết quỹ chống khủng bố sẽ được sử dụng để đối phó với các mối đe dọa đang nổi lên, thông qua việc nâng cao vị thế và tạo điều kiện cho các đối tác của Mỹ trên toàn cầu.
Khoảng 2,5 tỷ USD sẽ được dùng để đào tạo và trang bị cho các quốc gia chống lại các nhóm khủng bố đe dọa Mỹ và các đồng minh. Ví dụ, sẽ bao gồm các chi phí gửi biệt kích Mỹ để đào tạo quân đội ở các nước khác.
Chính quyền của Tổng thống Obama cũng đã đề xuất khoản kinh phí lên đến 140 triệu USD để hỗ trợ cho Baghdad, bao gồm đào tạo hoạt động không quân để lấp đầy khoảng trống thiếu hụt quân địa phương của quân đội Iraq.
Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ tịch đảng Dân chủ của Ủy ban Quân vụ Thượng viện, hoan nghênh yêu cầu tài trợ, nói rằng 500 triệu USD để hỗ trợ các thành viên phe đối lập Syria phù hợp với lời hứa hỗ trợ của các nghị sỹ trong Thượng viện.
Đại diện Buck McKeon, Chủ tịch đảng Cộng hòa trong Ủy ban Quân vụ Hạ Viện, cho biết Hạ viện Mỹ sẽ xem xét đề nghị một cách chặt chẽ, đặc biệt là các quỹ chống khủng bố mới. Ông cảnh báo: "Quốc hội không phải là một con dấu cao su".
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Indonesia giải cứu gần 600 người di cư ngoài biển Gần 600 người được cho là tới từ Bangladesh và người tộc Rohingya từ Myanmar đã được giải cứu trên những chiếc tàu gặp nạn ở vùng biển ngoài khơi Indonesia. Những người gặp nạn. (Ảnh: EPA) Theo BBC, ít nhất hai chiếc thuyền chở quá số lượng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, đã được ngư dân địa phương...