Hàn Quốc kêu gọi Nga, Trung Quốc giúp đỡ ngăn Triều Tiên thử tên lửa
Hàn Quốc đã nhờ Nga và Trung Quốc giúp đỡ ngăn chặn chương trình thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được Triều Tiên phóng lên trong một bức ảnh công bố ngày 19.11. Ảnh KCNA
RT dẫn lại thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết Đặc phái viên về các vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên Kim Gunn ngày 21.11 đã tổ chức một cuộc điện đàm với Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Andrey Kulik và Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Hình Hải Minh.
Ông Kim đề nghị hai nước “hợp tác tích cực” trong việc thuyết phục CHDCND Triều Tiên kiềm chế “các hành động khiêu khích” và quay trở lại đối thoại. Ông Kim lập luận rằng việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ngày 18.11 đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) và là một hành động nguy hiểm có nguy cơ khiến tình hình leo thang.
Lời kêu gọi của ông Kim được đưa ra trong bối cảnh các nhà ngoại giao Hàn Quốc chuẩn bị vận động HĐBA đưa ra hành động tại một cuộc họp khẩn cấp hôm 21.11 để phản ứng với vụ thử ICBM mới nhất của Triều Tiên. Các nhà ngoại giao Hàn Quốc đã “nhấn mạnh sự cần thiết của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, đoàn kết và nhanh chóng thực hiện các biện pháp đối phó quyết đoán”, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
Là thành viên thường trực của HĐBA, Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Trước đây, Nga đã kêu gọi cả hai bên giảm leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Điều này nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ ngừng các vụ thử hạt nhân liên quan, đồng thời, Washington và Seoul sẽ ngừng các cuộc tập trận quân sự chung trong khu vực. Các quan chức Mỹ đã bác bỏ ý tưởng này.
Vào năm ngoái, ông Kulik đã cảnh báo rằng chỉ có ngoại giao mới mang lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên. “Chúng tôi tin rằng các hoạt động từng bước dựa trên các nguyên tắc bình đẳng cùng cách tiếp cận dần dần và đồng bộ sẽ giúp đảm bảo phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và đặt nền móng cho một hệ thống hòa bình và an ninh vững chắc ở đây”, TASS dẫn lời Đại sứ Kulik cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12.2021.
Con gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần đầu lộ diện
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ngày 18.11 đã lên án vụ thử ICBM mới nhất của Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 21.11 đáp trả bằng cách gọi ông Guterres là “con rối của Mỹ”. Bà Choe nói các vụ thử vũ khí của Triều Tiên là “việc thực hiện quyền tự vệ hợp pháp và chính đáng”, đồng thời cho biết Bình Nhưỡng đang đáp trả “các cuộc diễn tập chiến tranh hạt nhân khiêu khích” của Mỹ và các đồng minh.
Hàn Quốc trừng phạt Triều Tiên
Hàn Quốc đã áp lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên do các vụ thử tên lửa liên tiếp trong thời gian gần đây.
Đây là những biện pháp trừng phạt đơn phương đầu tiên mà Seoul áp đặt lên Hàn Quốc trong gần 5 năm qua.
Chương trình tin tức phát sóng đoạn video về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul ngày 14/10. Ảnh: AFP
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ loạt hành động khiêu khích tên lửa mới nhất của Triều Tiên với tần suất chưa từng có và sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật đối phó với chúng tôi", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố ngày 14/10.
Cơ quan này cho biết thêm rằng Seoul sẽ đưa 15 cá nhân và 16 tổ chức của Triều Tiên vào danh sách đen với cáo buộc những cá nhân và tổ chức này đóng góp vào các chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng, giúp nước này né lệnh trừng phạt. Cụ thể, danh sách trừng phạt này nhắm vào Bộ Công nghiệp tên lửa Triều Tiên, Bộ Hàng hải, Bộ Công nghiệp Dầu thô, một chi nhánh của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo và một số công ty vận tải biển.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng tất cả các cá nhân và tổ chức trên đều đã bị Mỹ trừng phạt từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2022. Bộ cũng lưu ý rằng các biện pháp trừng phạt bổ sung này nhằm ngăn chặn và giảm thiểu "các giao dịch tài chính bất hợp pháp" với các thực thể và cá nhân được chỉ định của Triều Tiên. Theo cơ quan này, động thái mới nhất cũng nhằm "tăng cường hợp tác với các đồng minh như Mỹ, Nhật Bản và Australia" - những quốc gia quả quyết đưa ra các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc đã đặt các lệnh trừng phạt đơn phương đối với quốc gia láng giềng phía Bắc vào tháng 12/2017, đưa 20 tổ chức và 12 cá nhân vào danh sách đen, nhằm phản ứng trước vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-15.
Hôm 12/10, Triều Tiên cho biết nước này đã phóng thử thành công 2 tên lửa hành trình, nhắm trúng mục tiêu cách đó 2.000 km. Tuần này, các lực lượng hạt nhân của Triều Tiên cũng thông báo đã hoàn thành thành công cuộc thử nghiệm mô phỏng quá trình nạp đầu đạn chiến thuật vào một silo giấu kín. Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), vụ thử tên lửa mới nhất là một phần trong các cuộc tập trận của Bình Nhưỡng nhằm đảm bảo khả năng "xóa sổ" các mục tiêu tiềm năng của Hàn Quốc và Mỹ.
Hôm 10/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo rằng khu vực này đang phải đối mặt với "thực tế an ninh nghiêm trọng" trong bối cảnh Bình Nhưỡng đe dọa hạt nhân.
Trong khi đó, KCNA cho rằng vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong những tuần gần đây nhằm đáp trả các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn của Mỹ và Hàn Quốc. Chủ tịch Kim Jong-un cảnh báo "việc Mỹ và Hàn Quốc làm trầm trọng thêm tình hình một cách vô trách nhiệm" sẽ khiến Bình Nhưỡng phản ứng mạnh mẽ hơn nữa.
Thế giới tuần qua: Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa; bão lũ hoành hành nhiều nơi Trong tuần qua thế giới có nhiều sự kiện đáng chú ý, nổi lên là căng thẳng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và tác động của biến đổi khí hậu gây ra bão, lũ tại nhiều nơi. Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa liên tiếp trong tuần qua. Ảnh: KCNA Các bên tăng cường hoạt động quân sự Theo...