Hàn Quốc hủy kế hoạch thắp sáng cây Giáng sinh
Cây Giáng sinh được thắp sáng năm 2010 – Ảnh: AFP
Nhóm nhà thờ Hàn Quốc đã hủy bỏ kế hoạch thắp sáng cây Giáng sinh gần biên giới với CHDCND Triều Tiên, sau khi người dân khu vực này lên tiếng lo ngại Bình Nhưỡng sẽ có phản ứng mạnh bằng việc nã pháo vào nó, AFP dẫn lời giới chức Hàn Quốc cho biết hôm nay 27.11.
Hội thánh Tin lành quân sự Hàn Quốc trước đó đã lên kế hoạch thắp sáng ba cây Giáng sinh khổng lồ trên những ngọn đồi cách biên giới với CHDCND Triều Tiên khoảng 3 km.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, người dân địa phương đã phản đối kế hoạch trên do lo ngại nó sẽ châm ngòi cho một phản ứng quân sự nhằm vào khu vực từ phía Bình Nhưỡng. Vì thế, nhóm nhà thờ Hàn Quốc vào cuối tuần qua đã đồng ý gác lại kế hoạch.
“Chúng tôi tôn trọng quyết định của nhóm (nhà thờ)”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói với AFP.
Được biết, vào năm 2004, hai nước đã đạt được thỏa thuận ngừng việc tuyên truyền qua biên giới lẫn nhau, trong đó, Hàn Quốc sẽ không thực hiện thắp sáng cây Giáng sinh mỗi năm, động thái mà Bình Nhưỡng cho rằng là “cuộc chiến tâm lý” tuyên truyền Kitô giáo vào nước này.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị phá vỡ hồi cuối năm 2010, sau vụ nã pháo của Bình Nhưỡng vào đảo tiền tiêu Yeonpyeong của Hàn Quốc khiến 4 người chết.
Video đang HOT
Sau vụ này, Seoul đã cho thắp sáng cây Giáng sinh khiến cho căng thẳng quan hệ hai nước càng gia tăng.
Năm ngoái, Hàn Quốc đã hủy việc thắp sáng cây Giáng sinh như là một cử chỉ hòa giải sau cái chết của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-Il.
Theo TNO
Hàn Quốc hai năm sau vụ nã pháo của Triều Tiên
Người dân trên một đảo tiền tiêu của Hàn Quốc hôm nay kỷ niệm tròn hai năm vụ nã pháo của Triều Tiên, với nỗi ám ảnh vẫn còn vẹn nguyên.
Biểu diễn ca nhạc kỷ niệm hai năm vụ nã pháo ở đảo Yeonpyeong. Ảnh: AFP
Cuộc tấn công ngày 23/11/2010 của Triều Tiên lên đảo Yeonpyeong đã làm hai lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và hai dân thường thiệt mạng. Đây là một trong những vụ đụng độ nghiêm trọng nhất ở biên giới tranh chấp liên Triều kể từ sau cuộc chiến tranh 1950-1953.
Trong hai năm qua, hầu hết người dân trên đảo từng bỏ trốn với ý định định cư trên đất liền đều đã quay trở lại. Tuy nhiên, quê hương của họ đã thay đổi mạnh mẽ với những công sự mới, số lượng binh sĩ đóng quân tăng gấp ba lần và thường xuyên vang lên những tiếng còi diễn tập báo động một vụ tấn công mới.
"Một số người nói rằng ban đêm họ vẫn không thể ngủ ngon, không thể thở được hoặc tim đập nhanh hơn khi những tiếng còi báo động vang lên", bác sĩ địa phương Park Kil-soon nói.
Lễ kỷ niệm hai năm vụ nã pháo được đánh dấu bằng các cuộc diễn tập quân sự trên và quanh đảo hôm nay. Giới chức quốc phòng nhấn mạnh rằng họ sẽ không sử dụng đạn thật trong cuộc tập trận nhằm tránh khiêu khích Triều Tiên.
Một bảo tàng mới cũng đã được khai trương, trong đó trưng bày nhiều bức ảnh, hình ảnh 3D và video chi tiết về vụ tấn công năm 2010, kèm đống đổ nát còn lại của hai ngôi nhà bị nã pháo, những chiếc xe đạp trẻ em bị cháy thành than và nhiều hiện vật khác.
Bình Nhưỡng đã lên tiếng mỉa mai các hoạt động kỷ niệm này, trong khi quân đội Triều Tiên hôm qua đe dọa sẽ tiến hành một cuộc tấn công khác lên đảo. Nước này tuyên bố "điều hối tiếc duy nhất là hai năm trước đã không nhấn chìm Yeonpyeong xuống đáy biển".
"Chúng tôi kiên quyết sẽ không bỏ lỡ cơ hội để làm điều đó nếu những kẻ hiếu chiến còn khiêu khích", một phát ngôn viên quân đội Triều Tiên nói.
Choi Ok-sun, 30 tuổi, chủ một nhà trọ trên đảo, ban đầu định chuyển đến thành phố cảng Incheon sinh sống sau vụ nã pháo để bắt đầu một cuộc sống mới. Tuy nhiên, trong vòng một năm, cô đã quyết định quay về Yeonpyeong. "Làm sao đi đâu được khi đã trải qua gần nửa cuộc đời ở đây?", cô nói.
Sự phát triển kinh tế địa phương cũng thu hút nhiều người dân quay về, khi chính quyền dốc tiền tái xây dựng các ngôi nhà bị phá hủy và xây dựng những tòa nhà mới cho công nhân, quân đội và gia đình họ. Dân số trên đảo đã tăng từ 1.700 lên 2.000 người, trong khi quân số tăng từ 500 lên 1.500 binh sĩ.
Những tòa nhà mới mọc lên với những bức tranh sơn tường thể hiện tình yêu nước của những nghệ sĩ đến thăm và những câu khẩu hiệu như "Hòa bình", "Chúng tôi yêu Yeonpyeong". Những biểu ngữ trên đường phố nhắc nhở người dân rằng "Sự khiêu khích không thể dung thứ! Chúng ta sẽ không bao giờ quên!".
Ông Cho Kwang-wook, một quan chức địa phương, hy vọng hòn đảo sẽ trở thành điểm đến cho những du khách muốn chứng kiến một trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Tối qua, một đoàn văn nghệ, gồm những người đào tẩu từ Triều Tiên, đã biểu diễn ca múa nhạc trên một sân khấu được dựng lên ở một hầm ngầm xây dựng sau vụ tấn công 2010.
"Nếu Triều Tiên lại tấn công các bạn, chúng tôi sẽ ở đây cùng các bạn bảo vệ hòn đảo. Tôi hy vọng màn biểu diễn sẽ làm các bạn thấy vui vẻ", một trong những người biểu diễn nói.
Yeonpyeong nằm cách biên giới tranh chấp trên biển Hoàng Hải giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chỉ 1,5 km. Biên giới này không được Bình Nhưỡng công nhận vì cho rằng nó "được đơn phương vạch ra bởi lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ cầm đầu, sau chiến tranh liên Triều".
Có những lo ngại ngày một lớn rằng Triều Tiên sẽ tìm cách kích động một cuộc đối đầu trước bầu cử tổng thống Hàn Quốc vào ngày 19/12 tới. Với người dân trên đảo Yeonpyeong, nỗi lo sợ bị tấn công là bất biến nhưng những mưu toan chính trị ở Seoul hay Bình Nhưỡng lại không mấy ảnh hưởng.
"Đây là nơi chúng tôi đã sống những ngày tháng tươi đẹp và cả khổ đau", Kim Yong-chan, một ngư dân đã 20 năm sống ở đảo nói. "Chúng tôi vẫn sẽ phải sống như bình thường dù tổng thống là ai, dù Triều Tiên hay Hàn Quốc".
Theo VNE
Triều Tiên dọa tái diễn vụ nã pháo vào đảo Hàn Quốc Triều Tiên hôm nay dọa sẽ tái diễn cuộc nã pháo năm 2010 nhằm vào đảo biên giới Yeonpyeong của Hàn Quốc, khi Hàn Quốc chuẩn bị kỷ niệm 2 năm vụ tấn công khiến 4 người thiệt mạng vào thứ sáu này. Đảo Yeonpyeong đã bị trúng pháo của Triều Tiên hồi tháng 11 năm 2010. Hàn Quốc dự kiến tổ chức...