Hàn Quốc hưởng ‘phúc lành’ khi bắt tay cả Mỹ lẫn Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Ngoại trưởng Han Quôc Yun Byung-se hôm 31.3 đã dùng chữ “ phúc lành” để mô tả việc nước này đang “đứng giữa” căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quôc về tình hình châu A – Thai Binh Dương.

Han Quốc hưởng phúc lành khi bắt tay cả Mỹ lẫn Trung Quốc - Hình 1

Ngoại trưởng Han Quôc Yun Byung-se (phải) trò chuyện với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Seoul hôm 13.2 – Anh: Reuters

Phát biểu của ông Yun được đưa ra trong bối cảnh đang có lo ngại cho vị thế của Han Quôc khi cả 2 siêu cường mà nước này đang có quan hệ tốt là Mỹ và Trung Quôc đang có mâu thuẫn về nhiều vấn đề trong khu vực, hãng tin Yonhap (Han Quôc) đưa tin.

Seoul mới đây đã quyết định gia nhập vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu A (AIIB) do Trung Quôc khởi xướng, bất chấp việc Washington đã ngầm bày tỏ sự e dè đối với động thái này của Bắc Kinh.

Yonhap nhận định chinh quyên Tông thông Park Geun-hye cũng đang “đi trên dây” khi Bắc Kinh đã kịch liệt phản đối kế hoạch triển khai THAAD, lá chắn phòng thủ tên lửa được đánh giá là hiện đại nhất thế giới, tại Han Quôc.

“Một vài nhà bình luận trong nước cứ cho rằng Han Quôc đang bị thiệt hại trong cuộc chiến giữa 2 cường quốc hoặc đang mắc kẹt giữa 2 nước này”, Ngoại trưởng Yun phát biểu tại cuộc gặp gỡ thường niên giữa các quan chức ngoại giao Han Quôc ở Seoul.

Không dễ để duy trì quan hệ tốt đẹp với Mỹ và Trung Quôc cùng một lúc, nhưng “điều này không gây đau đầu hoặc khiến (Han Quôc) rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi nhận được những lời mời gọi yêu thương từ cả Mỹ lẫn Trung Quôc. Có thể nói đây là một phúc lành”, ngoại trưởng Han Quôc cho hay.

“Khu vực châu A – Thai Binh Dương đủ lớn để cùng đồng thuận với một Trung Quôc đang trỗi dậy và một nước Mỹ đang tái cân bằng”, ông Yun nói thêm.

Ngoại trưởng Han Quôc cũng kêu gọi nên tổ chức sớm cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa Han Quôc, Trung Quôc và Nhật Ban, với lý do “hãy rèn sắt khi nó còn đang nóng”.

Hoàng Uy

Video đang HOT

Theo Thanhnien

Nga và Síp bắt tay hợp tác quân sự, EU thêm chia rẽ

Nga đã đạt thỏa thuận quân sự theo đó tàu chiến nước này có thể dùng hải cảng của Síp, hiện thực hóa chiến lược tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu nhỏ bé.

Nga và Síp bắt tay hợp tác quân sự, EU thêm chia rẽ - Hình 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Síp Nicos Anastasiades hôm 25/2 bắt tay sau khi ký kết một số thỏa thuận hợp tác. Ảnh: AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/2 tiếp Tổng thống Cộng hòa Síp Nicos Anastasiades tại dinh thự riêng ở ngoại ô Moscow. Kết thúc cuộc gặp, hai nguyên thủ cùng quan chức đôi bên đạt được một số thỏa thuận có ý nghĩa về quốc phòng, quân sự.

Síp cho phép các tàu chiến Nga, tham gia nỗ lực chống khủng bố quốc tế và hải tặc, ra vào các quân cảng của Cộng hòa Síp theo thủ tục được đơn giản hóa. Ngoài ra, có khả năng Nga sẽ sử dụng một căn cứ không quân tại Síp để phục vụ các hoạt động cứu trợ nhân đạo.

Việc căng thẳng giữa Nga và phương Tây quanh khủng hoảng ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cũng như tầm quan trọng của quốc đảo Síp khiến những điều khoản mới được hai nước thông qua lần này thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế.

Síp nằm tại vị trí chiến lược ở phía đông Địa Trung Hải, từ lâu đã là nguồn cơn của xung đột giữa phương Đông và phương Tây. Vị trí đặc biệt của hòn đảo khiến nó trở thành một phần trọng yếu của bất kỳ động thái an ninh nào trong khu vực.

Síp không phải là thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng lại là nhân tố có tính chất quyết định trong các hoạt động của liên minh Địa Trung Hải. Nó đóng vai trò trung tâm đối với các chiến lược can thiệp khu vực Levant, ngã tư giữa Tây Á, Đông Địa Trung Hải và Đông Bắc Phi của NATO.

Anh cũng rất coi trọng Síp, nhìn nhận đảo quốc này như một đồng minh không thể thiếu giúp họ duy trì kiểm soát tại các vùng biển thuộc Địa Trung Hải.

Dấu hiệu chia rẽ

Nga và Síp bắt tay hợp tác quân sự, EU thêm chia rẽ - Hình 2

Quốc đảo Síp (Cyprus) nắm giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Địa Trung Hải. Ảnh: Stratfor

Timothy Ash, nhà phân tích các thị trường mới nổi của Ngân hàng Standard, đánh giá cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ Nga và Síp là "rất đáng chú ý" đồng thời cảnh báo bước biến chuyển này sẽ gây ra không ít "khó khăn cũng như rủi ro" cho châu Âu và Mỹ.

"Đây là một cách quảng bá khác của Putin, sau chuyến thăm Budapest vào tuần trước, nơi các thỏa thuận về năng lượng được ký kết", CNBC dẫn lời ông Ash nói.

"Tôi nghĩ thông điệp mà Putin muốn gửi tới Washington và Berlin đã rõ: chúng tôi có đồng minh ngay trong lòng Liên minh châu Âu (EU), và chúng tôi sẽ tận dụng những mối giao hảo đó để chống lại tất cả các lệnh trừng phạt liên quan đến khủng hoảng ở Ukraine", ông Ash cho biết thêm.

Theo tiến sĩ James Ker-Lindsay, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Đại học Kinh tế London, mối quan hệ có chiều hướng khăng khít hơn giữa Nga và Síp là dấu hiệu cho thấy EU "đang bị chia rẽ", tình đoàn kết trong khối đang rạn nứt.

Bên cạnh Síp, Nga còn tranh thủ sự ủng hộ từ một số quốc gia châu Âu khác như Hungary hay Thổ Nhĩ Kỳ bằng một dự án đường ống khí đốt mới.

Tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp Panagiotis Lafazanis cho hay nước này hoàn toàn phản đối những lệnh cấm vận mà Nga đang phải chịu, Athens không hề mong muốn áp trừng phạt lên Moscow.

Ngoài ra, tướng Chuck Wald, cựu phó chỉ huy Không quân Mỹ, cho rằng việc tàu Nga có thể dễ dàng ra vào các quân cảng ở Síp sẽ giúp Tổng thống Putin thu thập nhiều thông tin tình báo giá trị. Moscow sẽ "quan sát mọi động thái của Anh", ông nhấn mạnh, liên hệ tới Akrotiri và Dhekelia, hai vùng căn cứ thuộc chủ quyền Anh với 8.000 quân, chiếm 3% diện tích đảo Síp.

Căn cứ Akrotiri giữ vai trò then chốt đối với các nhiệm vụ tại vùng Trung Đông của Anh bởi nó là nơi các chiến đấu cơ nước này tiêp nhiên liệu trong các lần không kích nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.

Ông Fraser Nelson từ Telegraph còn nghi ngờ trong tương lai Síp có khả năng trở thành một trung tâm quân sự cho cả Nga và Anh. Ông gọi đây là "một tình thế bất thường".

Sự cân bằng tinh tế

Gần đây, mối quan tâm về lợi ích an ninh của Moscow đối với Síp ngày càng tăng bởi những lo ngại rằng cuộc khủng hoảng ở Syria có thể sẽ đe dọa tới sự an toàn của Tartus, cảng biển duy nhất Nga sở hữu ở Địa Trung Hải.

Nga luôn mong muốn được tiếp cận các cơ sở hạ tầng không quân và hải quân của Síp nhưng đảo quốc này hiểu rằng việc cho phép Moscow toàn quyền sử dụng các cơ sở quân sự của họ sẽ khiến mối quan hệ với các đồng minh phương Tây gặp rắc rối. Vì thế, Síp chỉ đồng ý để Nga sử dụng những phương tiện của mình trong các trường hợp khẩn cấp.

Thỏa thuận quân sự ký kết hôm 25/2 phần nào thể hiện sự cẩn trọng của Síp trong những nhượng bộ đối với Moscow, mạng tin tình báo chiến lược Stratfor, Mỹ, bình luận.

Síp từ năm 1974 đã bị chia rẽ thành hai bộ phận người Síp gốc Hy Lạp và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền người Síp gốc Hy Lạp ở thủ đô Nicosia khá căng thẳng trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và cần đến sự hậu thuẫn từ cả Mỹ và Nga để hoàn thành sứ mệnh hợp nhất quốc gia theo hướng có lợi cho những người Síp gốc Hy Lạp.

Síp hiện hy vọng Mỹ sẽ gây thêm áp lực để ngăn chặn hải quân Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Duy trì mối quan hệ vừa phải với Nga là một trong những cách giúp Síp gửi tín hiệu thúc giục Mỹ tăng cường hỗ trợ chính trị đối với họ. Chuyến thăm của Tổng thống Anastasiades tới Nga cần được hiểu như một "hành động cân bằng" của Síp, theo Stratfor.

Trong khi đó, Nga lại muốn Síp gây sức ép để EU gỡ bỏ những trừng phạt đối với Moscow. Nắm rõ Síp không phải là một nhân tố có tiếng nói đặc biệt ở EU nên Nga dùng số đông. Trong những tháng gần đây Kremlin đang ra sức thuyết phục nhiều đối tác EU trong khu vực lên tiếng phản đối, hoặc ít nhất dịu giọng trước những lệnh trừng phạt mà Nga phải chịu, liên quan đến cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine. Và Síp mang ý nghĩa như thế trong chiến lược của Moscow.

Đến nay, những nước đi mà Nga thực hiện đang phát huy tác dụng. Để áp trừng phạt, EU cần sự nhất trí cao của các thành viên. Tuy nhiên, tới nay, sự thống nhất đó đang bị lung lay khi Hy Lạp, Síp và Hungary liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow.

Nga sẽ có cơ hội thử nghiệm tính hiệu quả của chiến lược tranh thủ ủng hộ trong thời gian sắp tới khi vòng trừng phạt đầu tiên của EU đối với Moscow hết hiệu lực trong tháng ba này. Để làm mới các lệnh trừng phạt, châu Âu một lần nữa cần tới sự đồng nhất ý kiến của các thành viên.

Nga và Síp bắt tay hợp tác quân sự, EU thêm chia rẽ - Hình 3

Tàu chống máy bay chiến đấu Nga cập cảng Limassol của Síp vào năm 2013. Ảnh:AFP

Vũ Hoàng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'
05:23:55 19/11/2024
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'
16:40:17 19/11/2024
Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ
14:32:27 20/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"
18:56:53 20/11/2024

Tin mới nhất

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Lở đất ở Indonesia khiến 4 người trong một gia đình thiệt mạng

21:10:35 20/11/2024
Theo báo cáo sơ bộ, vụ lở đất xảy ra tại làng Bruno, thuộc huyện Purworejo vào buổi chiều. Đến sáng 20/11, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy cả 4 thi thể và đã đưa đi nhận dạng.

Sáng kiến 'đột phá' tại G20 hướng tới thế giới công bằng và bền vững

20:08:11 20/11/2024
Ngoài tài chính khí hậu, G20 cũng kêu gọi giảm dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, song không đề cập đến việc chấm dứt hoàn toàn sử dụng loại nhiên liệu này.

Tấn công liều chết tại Pakistan, ít nhất 12 binh sĩ tử vong

20:06:07 20/11/2024
Quân đội không nêu rõ nhóm đứng sau vụ đánh bom liều chết trên. Tuy nhiên, nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Hafiz Gul Bahadur đã nhận là thủ phạm.

1.000 ngày chiến sự và dự báo tương lai xung đột Nga - Ukraine

19:52:21 20/11/2024
Trong suốt hơn 3 năm xung đột, quy mô thiệt hại đã quá lớn đến mức không thể khôi phục toàn bộ công suất của hệ thống năng lượng trước khi bắt đầu mùa sưởi mới.

Iran chuẩn bị ngừng mở rộng kho dự trữ uranium làm giàu cao

19:50:20 20/11/2024
Theo nguồn thạo tin, tổng kho dự trữ uranium đã được làm giàu của Iran ước tính lên tới 6.604,4 kg tính đến ngày 26/10 vừa qua, tăng 852,6 kg so với báo cáo quý gần nhất vào tháng 8.

Du lịch Nhật Bản bùng nổ

19:48:26 20/11/2024
Ngành du lịch đang nhanh chóng trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Nhật Bản, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của đất nước "Mặt Trời mọc" này.

Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi

19:42:28 20/11/2024
Cũng theo ông Lâm Kiếm, Trung Quốc giữ nguyên lập trường khuyến khích tất cả các bên hạ nhiệt tình hình và cam kết giải quyết khủng hoảng tại Ukraine bằng biện pháp chính trị thông qua việc tiếp tục đóng vai trò xây dựng trong vấn đề nà...

EU phát triển chung hệ thống chống UAV, tên lửa và tàu chiến

19:29:08 20/11/2024
Các dự án này tập trung vào việc mua sắm hệ thống chống thiết bị bay không người lái (C-UAV), tên lửa phòng không (GBAD) và đạn dược.

Chính phủ Nhật phải bồi thường cho người dân do tiếng ồn từ máy bay Mỹ

19:27:42 20/11/2024
Tuy nhiên, các nguyên đơn sống tại tám thành phố lân cận, bao gồm Yamato và Ayase, cho biết ô nhiễm tiếng ồn vẫn tiếp diễn khi máy bay chiến đấu và máy bay vận tải Osprey của Mỹ vẫn đến căn cứ này.

Nga cáo buộc Mỹ tìm cách kéo dài cuộc chiến tại Ukraine

19:26:00 20/11/2024
Hai tuyến cáp viễn thông bị cắt ở biển Baltic trong 48 giờ đã khiến các quan chức châu Âu nghi vấn về hành động phá hoại và chiến tranh hỗn hợp có liên quan đến cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Iran phản đối các nước châu Âu về nghị quyết mới tại IAEA

19:23:42 20/11/2024
Các cường quốc phương Tây đang tìm cách gây sức ép với Iran với cáo buộc nước này không hợp tác đầy đủ với IAEA trong việc giám sát và kiểm soát chương trình hạt nhân của mình.

Có thể bạn quan tâm

Quang Linh được mẹ Thuỳ Tiên bật đèn xanh, 1 chi tiết cho thấy rất ưng chàng rể?

Netizen

21:37:17 20/11/2024
Quang Linh Vlogs chuyện trò thân thiết với bố của Thùy Tiên tại sự kiện ra mắt phim Linh miêu tối 19/11. Lúc ra về, mẹ nàng hậu còn có hành động này với chàng rể được dân mạng đẩy thuyền nhiều nhất khiến dân tình xôn xao.

Hoa Khôi Thảo Nguyên rạng rỡ mừng ngày Nhà giáo đầu tiên trong sự nghiệp

Sao việt

21:37:13 20/11/2024
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thảo Nguyên khoe bộ ảnh diện áo dài duyên dáng tại chính ngôi trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên nơi cô làm việc.

Ca nương Kiều Anh - Nhân tố gây sốt tại "Chị đẹp đạp gió 2024"

Tv show

21:31:11 20/11/2024
Nhiều khán giả cho rằng Kiều Anh chính là nhân tố nổi bật tại chương trình năm nay và sẽ góp mặt trong nhóm thành đoàn.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

Tin nổi bật

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL

18:58:06 20/11/2024
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel - Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.