Hàn Quốc: Giới thiệu cơ hội ở các đặc khu kinh tế, khu công nghiệp trong ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, chiều 6/10, Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc (AKC) đã tổ chức hội thảo về các cơ hội kinh tế tại các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ông Kim Hae-yong, Tổng thư ký Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc, phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Mạnh Hùng/Pv TTXVN tại Hàn Quốc
Hội thảo này do AKC phối hợp với Ủy ban Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc, Hiệp hội Thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA) và Cơ quan Xúc tiến thương mại – đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức nhằm thúc đẩy đầu tư và kinh doanh của các công ty Hàn Quốc trong ASEAN sau đại dịch COVID-19.
Cuộc hội thảo diễn ra theo hình thức trực tuyến và trực tiếp, thu hút nhiều nhà đầu tư tiềm năng Hàn Quốc trong các ngành kinh tế. Các diễn giả đã giới thiệu thông tin cập nhật về các ngành thu hút đầu tư, các ưu đãi và lợi ích khi đầu tư vào các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp trong ASEAN.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Kim Hae-yong, Tổng Thư ký Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc, nhấn mạnh bất chấp những thách thức kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ASEAN và Hàn Quốc vẫn là đối tác kiên định trong 5 năm liên tiếp và cũng trở thành điểm đến đầu tư lớn thứ hai của các công ty Hàn Quốc vào năm 2020.
Theo ông Kim Hae-yong, các đặc khu kinh tế và khu công nghiệp đã góp phần thu hút doanh nghiệp toàn cầu vào ASEAN bằng cách tạo thuận lợi lớn hơn cho hoạt động thương mại và nhiều ưu đãi khác nhau. Đặc biệt, các đặc khu kinh tế ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo trong thập kỷ tới, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 4.000 tỷ USD. Đây là lý do tại sao ngay ở giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch, vẫn có khoảng 17.000 công ty Hàn Quốc kinh doanh tại các nước ASEAN.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng nhấn mạnh tới “Chính sách Hướng Nam mới ” của Hàn Quốc hiện nay và cho rằng chính sách này mở ra nhiều cơ hội hơn không chỉ cho sự hợp tác giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN, Hàn Quốc và Ấn Độ nói riêng, mà còn giữa Hàn Quốc và ASEAN. Đại sứ cũng bày tỏ mong muốn cuộc hội thảo sẽ thành công, là cầu nối thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai bên.
ASEAN được coi là đối tác quan trọng trong “Chính sách Hướng Nam mới” của Hàn Quốc, quan hệ ASEAN – Hàn Quốc đã phát triển sâu rộng trong những thập kỷ qua. Các nước ASEAN hiện tiếp nhận vốn đầu tư lớn thứ 3 của Hàn Quốc, với hơn 17.000 công ty Hàn Quốc đang kinh doanh tại khu vực trong nhiều ngành khác nhau từ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng đến năng lượng, tài chính ngân hàng, dịch vụ… ASEAN cũng đã tận dụng vai trò là trung tâm sản xuất chiến lược và thị trường tiêu dùng cho các công ty đa quốc gia với nguồn nhân lực trẻ tài năng dồi dào, vị trí địa lý lý tưởng với nền kinh tế mở.
Theo một số chuyên gia kinh tế, bất chấp đại dịch COVID-19 và những bất ổn toàn cầu do mâu thuẫn thương mại, ASEAN vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng nhờ các nền tảng kinh tế vững chắc và cam kết hội nhập kinh tế toàn cầu.
Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
Trong tuần này, Đai sư Việt Nam tại Mỹ Ha Kim Ngoc đa cung Đai sư cac nuơc ASEAN ở Washington DC co cuọc trao đổi trực tuyến với ông David Marchick, quyền Giám đốc Cơ quan Phát triển Tài chính Quốc tế Mỹ (DFC).
Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc. Ảnh: Đặng Huyền/TTXVN
Tham dự cuộc trao đổi còn có ông Kurt Campbell, Điều phối viên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ và ông Alex Feldman, Giám đốc Hội đồng kinh doanh ASEAN-Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, trong cuộc trao đổi, ông Marchick nhấn mạnh DFC muốn đóng vai trò tích cực cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, với ưu tiên lớn dành cho Khu vực tiểu vùng sông Mê Công. DFC sẽ chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, thúc đẩy đầu tư vào các dự án năng lượng xanh và hỗ trợ Đông Nam Á ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua tăng cường hệ thống y tế, phân phối vaccine. Bên cạnh đó, DFC cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nông nghiệp và giáo dục ...; đồng thời hợp tác với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Đài Loan (Trung Quốc) để tăng cường hiệu quả các dự án đầu tư. Cũng theo ông Marchick, giữa DFC và Việt Nam còn nhiều tiềm năng hợp tác với nhau.
Về phần mình, Điều phối viên Kurt Campbell nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách của Mỹ, cũng như việc tăng cường kết nối giữa các Đại sứ ASEAN với các cơ quan chính phủ Mỹ. Ông bày tỏ hy vọng sẽ sớm có cuộc trao đổi giữa Ngoại trưởng Antony Blinken với những người đồng cấp ASEAN để thảo luận về các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
Phát biểu tại buổi trao đổi, Đại sứ Hà Kim Ngọc chúc mừng ông Marchick nhận nhiệm vụ mới và bày tỏ cảm ơn Điều phối viên Campbell đã tạo diễn đàn trao đổi thường xuyên để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Mỹ. Đại sứ đánh giá cao các nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy phát triển năng lượng, tạo thuận lợi cho thương mại và hỗ trợ y tế cho khu vực Đông Nam Á.
Nhân dịp này, Đại sứ Hà Kim Ngọc đề xuất Chính phủ Mỹ tiếp tục hỗ trợ các nước ở khu vực Đông Nam Á và Tiểu vùng sông Mê Công phát triển chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao năng lực thương mại số và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng cao như Dự án sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, phát triển năng lượng tái tạo, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng mong muốn Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN tiếp cận với nguồn vaccine ngừa COVID-19, tiếp tục thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và thông qua các khuôn khổ hợp tác Mỹ-ASEAN.
Malaysia sẽ thông qua RCEP vào cuối năm 2021 Malaysia cam kết hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào giữa tháng 12 năm nay. Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali. Ảnh: malaymail.com Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại...