Hàn Quốc ghi nhận số ngày nắng nóng cao bất thường
Ngày 26/7, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết mặc dù chưa phải tháng nắng nóng cao điểm của mùa Hè, song nước này đã ghi nhận số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất trên 33 độ C) cao hơn mức trung bình hằng năm.
Bên cạnh đó, số lượng đêm nhiệt đới (nhiệt độ ban đêm thấp nhất là 26 độ C) cũng đã gần tương đương mức trung bình hằng năm.
Nhiệt độ tại một số thành phố của Hàn Quốc lên tới 38 độ C. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, số liệu thống kê của KMA công bố cùng ngày cho thấy chỉ tính riêng từ ngày 1/6 đến ngày 25/7 vừa qua, số ngày nắng nóng ở khu vực thủ đô Seoul là 9 ngày, cao hơn mức trung bình hằng năm (ghi nhận từ tháng 6 đến tháng 8) là 8,7 ngày. Trong cùng thời gian trên, số đêm nhiệt đới ở thủ đô Seoul là 11 ngày, gần bằng với mức trung bình hằng năm là 12,5 ngày. Ngoài Seoul, các khu vực khác trên cả nước cũng ghi nhận số đêm nhiệt đới tăng mạnh như Chuncheon là 12 ngày (so với mức trung bình 11,3 ngày), Cheorwon là 9 ngày (so với mức trung bình 4,2 ngày), Inje là 10 ngày (so với mức trung bình 6,8 ngày)…
Video đang HOT
KMA dự báo đến ngày 5/8 tới, nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các khu vực trên toàn Hàn Quốc sẽ tiếp tục duy trì trong khoảng 35 độ C, đêm nhiệt đới cũng sẽ xuất hiện với nhiệt độ thấp nhất là 25 độ C. Trong khoảng thời gian này, nhiệt độ dự kiến buổi sáng sớm cho từng vùng là khoảng từ 23-27 độ C, nhiệt độ ban ngày rơi vào khoảng từ 30-35 độ C (tương đương hoặc thấp hơn một chút so với tuần trước).
Tuy nhiên, khả năng nhiệt độ có thể tăng cao hơn tùy theo thay đổi đường di chuyển của hai cơn bão. Thứ nhất là bão In-Fa đã đổ bộ vào đất liền phía Tây Nam thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), dự báo sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 28/7 tới. Trong khi đó, bão nhiệt đới Nepartak đã đi qua vùng biển phía Đông Nam thủ đô Tokyo (Nhật Bản) vào sáng ngày 26/7 và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền phía Nam và Tây Nam Sendai vào chiều ngày 27/7. Theo lý giải của KMA, cơn bão này không ảnh hưởng trực tiếp đến Hàn Quốc, nhưng nếu sức nóng từ cơn bão truyền sang thì nền nhiệt ở Bán đảo Triều Tiên có thể tăng cao hơn dự kiến trong những ngày tới. Theo đó, người dân Hàn Quốc sẽ còn phải hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài khoảng 2 tuần nữa.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, ngày 26/7, KMA đã đưa ra cảnh báo sóng nhiệt đối với hầu hết các tỉnh thành phố trên toàn Hàn Quốc. Theo đó, khu vực thủ đô Seoul sẽ có nhiệt độ cao nhất ban ngày trên 36 độ C, thành phố Incheon là 34 độ C, thành phố Deagu là 33 độ C và thành phố Chuncheon là 37 độ C.
Một số khu vực ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận (các thành phố Incheon, Goyang và Gimpo) đã bị mất điện. Một khu chung cư gồm 750 hộ gia đình ở thành phố Incheon và một khu chung cư 670 hộ dân ở Goyang, phía Tây Bắc Seoul, đã bị mất điện nhiều giờ đồng hồ.
Hàn Quốc và Ấn Độ tăng cường biện pháp đối phó với cúm gia cầm
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc ngày 6/1 cho biết nước này đã tiêu hủy 13,6 triệu con gia cầm như một biện pháp phòng ngừa để đối phó với dịch cúm gia cầm độc lực cao.
Nhân viên kiểm dịch phong tỏa tuyến đường dẫn vào một trang trại gia cầm ở Eumseong, tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc ngày 8/12/2020, sau khi phát hiện ổ dịch cúm tại đây. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo hướng dẫn kiểm dịch của bộ trên, tất cả gia cầm trong bán kính 3 km từ các trang trại phát hiện trường hợp nhiễm bệnh phải được tiêu hủy. Đến nay, Hàn Quốc đã phát hiện 46 ca nhiễm chủng cúm gia cầm H5N8 rất dễ lây từ các trang trại địa phương kể từ cuối tháng 11/2020. Hiện bộ trên đang xem xét một ổ lây nhiễm khác được báo cáo tại một trang trại vịt ở Eumseong, cách thủ đô Seoul 131 km về phía Nam. Trong số các trường hợp lây nhiễm được báo cáo cho đến nay, tỉnh Gyeonggi gần Seoul có 12 ca, theo sau là tỉnh Nam Jeolla với 10 ca.
Giữa lúc đang phải chật vật đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Ấn Độ mới đây chứng kiến một đợt bùng phát cúm gia cầm lớn, buộc các chính quyền tại ít nhất 6 bang phải tăng cường nỗ lực nhằm ngăn chặn 2 loại virus H5N1 và H5N8.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, các quan chức ngày 5/1 cho hay Ấn Độ sẽ tiêu hủy hàng chục nghìn gia cầm sau đợt bùng phát trên cả nước vốn khiến hàng nghìn con gà, vịt, quạ và chim di cư chết. Các chính quyền địa phương đã cấm buôn bán và xuất khẩu gia cầm trong khu vực, đồng thời tăng cường xét nghiệm để kiểm soát sự lây lan.
Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, Bộ Môi trường Ấn Độ đã đưa ra cảnh báo trên toàn quốc và chỉ đạo các bang thực hiện những bước đi nghiêm túc và khẩn cấp trong vấn đề này.
Ấn Độ từng chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch cúm gia cầm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây, trong đó nặng nề nhất là vào năm 2008 khi hàng triệu con gia cầm bị tiêu hủy.
Dịch COVID-19 tại Hàn Quốc có dấu hiệu chậm lại Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp số ca mắc COVID-19 ở mức dưới 1.000 ca/ngày, mang lại hy vọng dịch bệnh đang chững lại. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 2/1/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch...