Hàn Quốc ghi nhận có sự lây nhiễm phức tạp ở khu vực thủ đô

Theo dõi VGT trên

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 15/9 cho biết, số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày của nước này đã quay lại mốc 2.000 ca, sau khi các ca nhiễm mới ở khu vực thủ đô tăng lên mức cao kỷ lục trước kỳ nghỉ lễ Chuseok ( Tết Trung thu).

Hàn Quốc ghi nhận có sự lây nhiễm phức tạp ở khu vực thủ đô - Hình 1
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 14/9/2021. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Số liệu của KDCA cho thấy, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 2.080 ca mắc mới, trong đó có 2.057 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm lên 277.989 ca. Số bệnh nhân COVID-19 nặng trên cả nước là 350 ca, tăng 10 ca so với ngày hôm trước.

Đây là lần đầu tiên sau 6 ngày số ca nhiễm trở lại ngưỡng 2.000 ca và cũng là số ca nhiễm hàng ngày cao thứ 4 kể từ khi đại dịch bùng phát hồi tháng 1/2020. Đến nay, Hàn Quốc ghi nhận có 2.380 người tử vong do COVID-19 (tăng thêm 13 trường hợp so với một ngày trước), tỷ lệ tử vong là 0,86%.

Theo KDCA, sự bùng phát các ca lây nhiễm mới gần đây ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận (tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon), nơi sinh sống của một nửa dân số Hàn Quốc, với số ca nhiễm cao kỷ lục 1.656 ca (chiếm 80% số ca nhiễm trên cả nước), đã làm giảm sút các nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 của các cơ quan chức năng sở tại.

Cùng ngày, chính quyền thành phố Seoul xác nhận số ca nhiễm COVID-19 ở đây đã tăng ở mức cao nhất từ trước tới nay khi làn sóng lây nhiễm thứ 4, chủ yếu do biến thể Delta, vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Cụ thể, Seoul đã ghi nhận 808 ca nhiễm mới, mức theo ngày cao nhất kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát và cao hơn so với mức 677 ca của ngày 24/8 vừa qua. Đến nay, thành phố Seoul đã có tổng cộng 88.364 trường hợp nhiễm COVID-19 trên tổng số gần 10 triệu dân.

Phát biểu trước báo giới cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Sohn Young-rae cho biết, việc lơ là phòng dịch và việc người dân di chuyển nhiều là những nguyên nhân khiến dịch lan mạnh tại khu vực thủ đô. Các cơ quan y tế Hàn Quốc đặc biệt lo ngại về một đợt bùng phát lây nhiễm mới sau kỳ nghỉ lễ Chuseok kéo dài, khi hàng chục triệu người dự kiến sẽ đi du lịch khắp đất nước.

Trước đó, Thủ tướng Kim Boo-kyum tại cuộc họp của Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc ngày 14/9 đã yêu cầu chính quyền thủ đô Seoul và khu vực lân cận tập trung rà soát công tác phòng dịch trước Tết Trung thu. Ngoài ra, ông Kim Boo-kyum cũng kêu gọi nhân viên làm việc tại những nơi tập trung đông người như chợ đầu mối truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, nhân viên giao hàng và chuyển phát… tuân thủ quy định phòng dịch trong những ngày sát dịp nghỉ lễ.

Về vấn đề tiêm chủng, KDCA cho biết đến thời điểm hiện tại đã có tổng cộng 34,58 triệu người, tương đương 67,3% dân số cả nước, được tiêm mũi vaccine đầu tiên và 20,71 triệu người (khoảng 40% dân số) đã được tiêm phòng đầy đủ. Để dần dần trở lại trạng thái bình thường, KDCA cho biết đang xem xét khả năng mở rộng các lựa chọn điều trị COVID-19 tại nhà cho những bệnh nhân không có triệu chứng và những người có triệu chứng nhẹ trong thời gian tới.

*Cùng ngày, Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc cho hay tỉnh Phúc Kiến (Fujian) – điểm nóng trong đợt bùng phát mới nhất tại nước này – tiếp tục ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong ngày thứ 5 liên tiếp.

Theo đó, trong ngày 14/9, Trung Quốc đã ghi nhận 50 ca mắc mới trong cộng đồng, giảm nhẹ so với mức 59 ca của ngày trước đó. Toàn bộ số ca này đều ở tỉnh Phúc Kiến, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát dịch mới nhất lên 152 ca. Đợt dịch hiện nay ở Phúc Kiến bắt đầu từ Phủ Điền (Putian) với ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào ngày 10/9. Kết quả xét nghiệm ban đầu ở Phủ Điền cho thấy một vài bệnh nhân đã nhiễm biến thể Delta.

Video đang HOT

Đợt dịch lần này bùng phát trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Trung thu vào tuần tới và kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần, bắt đầu từ ngày 1/10 tới.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 95.413 ca mắc, trong đó số ca tử vong là 4.636 ca.

Bộ Tứ phát thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc

Tuyên bố chung của Bộ Tứ trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên cho thấy chiến lược chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, dù không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo ba nước châu Á - Thái Bình Dương trong nhóm Đối thoại An ninh Tứ giác (Bộ Tứ), gồm Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Australia Scott Morrison, đã có cuộc thảo luận trực tuyến đầu tiên hôm 12/3.

Tuyên bố chung sau hội nghị không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc, nhưng khẳng định Bộ Tứ "thống nhất về tầm nhìn chung đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". "Chúng tôi phấn đấu vì một khu vực tự do, rộng mở, bao trùm, lành mạnh, được neo giữ bởi các giá trị dân chủ và không bị ràng buộc bởi hành vi chèn ép", tuyên bố có đoạn.

Bộ Tứ phát thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc - Hình 1

Màn hình cuộc họp trực tuyến nhóm Bộ Tứ tại Tokyo hôm 12/3. Ảnh: AFP.

Nhóm 4 nước nhất trí ủng hộ luật pháp, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, ưu tiên vai trò của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, đặc biệt được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Bộ Tứ cũng cam kết thành lập nhóm phụ trách về công nghệ mới như 5G và trí tuệ nhân tạo, hợp tác chống biến đổi khí hậu, đối phó Covid-19, phi hạt nhân hóa ở Triều Tiên và khôi phục nền dân chủ ở Myanmar.

Toshi Yoshihara, thành viên cấp cao của Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách ở Washington, cho rằng dù tuyên bố chung không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, thông điệp gửi tới Bắc Kinh "xuất hiện ở khắp nơi trong tài liệu này".

Yoshihara nhận định thông điệp của Bộ Tứ dường như chỉ đề cập tới những gì họ ủng hộ hơn là phản đối, nhưng đằng sau ngôn từ lịch sự là một chiến lược rõ ràng.

"Cán cân sức mạnh hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là đa phương. Nếu cộng năng lực hàng hải của Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, tương quan lực lượng sẽ thay đổi khá nhiều so với Trung Quốc. Bắc Kinh hiểu quá rõ điều này", chuyên gia này nói.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tại buổi họp báo sau cuộc họp thượng đỉnh cũng xác nhận bốn lãnh đạo đã thảo luận về "hành vi chèn ép Australia, quấy rối quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, gây hấn ở biên giới với Ấn Độ của Trung Quốc".

"Các lãnh đạo đã bàn về thách thức mà Trung Quốc tạo ra và họ khẳng định không ai ảo tưởng về Trung Quốc, nhưng hội nghị lần này về cơ bản không tập trung vào Bắc Kinh", Sullivan nói, thêm rằng trọng tâm của hội nghị là các cuộc khủng hoảng cấp bách, như khí hậu và Covid-19.

Trên mặt trận Covid-19, nơi Bắc Kinh đang tìm cách thu hút ủng hộ từ dư luận quốc tế thông qua "ngoại giao vaccine", nhóm 4 nước cũng thông báo thiết lập "Quan hệ Đối tác Vaccine Bộ Tứ", để thúc đẩy nỗ lực chấm dứt đại dịch.

"Các lãnh đạo Bộ Tứ đang thực hiện hành động chung cần thiết để thúc đẩy sản xuất vaccine Covid-19 an toàn, hiệu quả trong năm 2021, đồng thời hợp tác để tăng cường và hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng của các nước khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, kết hợp với những cơ chế đa phương hiện có gồm cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)", tuyên bố chung cho biết.

Cuộc họp thượng đỉnh 4 nước diễn ra vài ngày sau khi Biden công bố tài liệu sơ bộ về chính sách an ninh quốc gia, nhấn mạnh Washington cần phải tăng cường liên minh với các nước cùng chí hướng và xem Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh duy nhất" có tiềm lực kinh tế, ngoại giao, quân sự và sức mạnh công nghệ để tạo ra thách thức lâu dài đối với hệ thống quốc tế tự do và ổn định.

"Ngoại giao đã trở lại. Liên minh đã trở lại", Biden khẳng định trong tài liệu. Đây được xem là lời chỉ trích rõ ràng các chính sách của tổng thống tiền nhiệm Donald Trump, người đã dành phần lớn thời gian 4 năm nhiệm kỳ cáo buộc đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, không đóng góp đủ cho hoạt động quân sự chung tại khu vực.

Rorry Daniels, chuyên gia phân tích an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Ủy ban Quốc gia về Chính sách đối ngoại của Mỹ, nói tuyên bố chung của Bộ Tứ sẽ trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng thêm rằng thành công của nhóm không chắc sẽ gây tổn hại cho Bắc Kinh.

"Chỉ có Bắc Kinh mới có thể thay đổi hành vi của Bắc Kinh", Daniels nói, thêm rằng Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi nhiều từ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19 của khu vực. "Thách thức với Trung Quốc là liệu họ có muốn tuân theo hệ thống dựa trên luật lệ quốc tế hay không, nhất là khi cam kết đó đi kèm với một số hạn chế về sử dụng quyền lực".

Mỗi thành viên của Bộ Tứ đều đang phải đối phó căng thẳng leo thang với Trung Quốc. Biden cho đến nay vẫn giữ nguyên các lệnh trừng phạt của Trump đối với quan chức chính phủ Trung Quốc cùng các đòn thuế quan với nước này.

Tàu hải cảnh Trung Quốc gần đây thường xuất hiện tại vùng biển tranh chấp với Nhật Bản gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới vào tháng trước, cho phép lực lượng này có thể sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài mà Bắc Kinh xem là "xâm nhập lãnh hải trái phép".

Trung Quốc cũng hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm của Australia, như rượu vang, lúa mạch và than đá hồi tháng 11, giữa lúc quan hệ hai nước xấu đi vì Canberra kêu gọi điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19.

Cuộc đụng độ ở biên giới hồi tháng 6 khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng đã khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng trong nhiều tháng.

Biden cũng đang tìm cách xây dựng liên minh để chống lại nhiều hành động của Trung Quốc, từ thay đổi hệ thống bầu cử Hong Kong nhằm ngăn chặn ứng viên được xem không đủ yêu nước, cho tới các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông.

Tuy nhiên, chính quyền Biden chưa cắt đứt mọi liên lạc với Bắc Kinh. Sau các cuộc thảo luận của Bộ Tứ, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chuẩn bị gặp Dương Khiết Trì, quan chức đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc và Ngoại trưởng Vương Nghị vào tuần tới ở Anchorage, Alaska. Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan hôm 12/3 mô tả cuộc gặp là cơ hội để làm rõ "các giá trị và lợi ích cơ bản" của Washington.

"Tôi không kỳ vọng thỏa thuận thương mại giai đoạn một sẽ là chủ đề lớn trong cuộc thảo luận tuần tới", Sullivan nói. Thay vào đó, ông cho biết cuộc gặp sẽ bàn về nhiều vấn đề chiến lược lớn hơn như Hong Kong, Tân Cương, Đài Loan và căng thẳng của Trung Quốc với ba thành viên còn lại của Bộ Tứ.

Bộ Tứ phát thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc - Hình 2

Sĩ quan tàu khu trục John S. McCain của Mỹ quan sát một con tàu trên Biển Đông hôm 5/2. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Sullivan thêm rằng Bộ Tứ không chỉ là liên minh quân sự mà còn là "cơ hội cho 4 nền dân chủ hợp tác và làm việc với những quốc gia khác về các vấn đề cơ bản gồm kinh tế, công nghệ, khí hậu và an ninh".

Tuy nhiên, chính quyền Biden cũng tiếp tục xây dựng quan hệ quân sự với đồng minh khác trong khu vực. Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin dự kiến có chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nhật Bản và Hàn Quốc, trước thềm cuộc gặp với quan chức Trung Quốc ở Alaska.

"Trung Quốc sẽ là vấn đề nổi bật, nhưng tôi không cho rằng nó sẽ thống trị các cuộc thảo luận tại Tokyo và Seoul. Có rất nhiều vấn đề quan trọng khác trong quan hệ đối tác của chúng tôi với Hàn Quốc và Nhật Bản", Sung Kim, quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết.

Kim nói thêm kế hoạch chuyến thăm cũng bao gồm vấn đề hợp tác chống Covid-19, biến đổi khí hậu, phối hợp về chính sách Triều Tiên, nỗ lực thúc đẩy nhân quyền và luật pháp.

Giới quan sát nhận định cuộc họp thượng đỉnh và các động thái của Mỹ gần đây cho thấy Biden đang từng bước thực hiện cam kết đưa Mỹ trở lại và "xoay trục" mạnh về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để ngăn chặn ảnh hưởng từ Trung Quốc.

"Cuộc họp thượng đỉnh và những động thái sau đó chính là lời tuyên bố rằng Bộ Tứ luôn ở đây", Tanvi Madan, chuyên gia tại Viện Brookings, nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ 'quét sạch' lực lượng Ukraine ở Kursk

10:07:35 05/11/2024
Vùng Kursk sẽ sớm sạch bóng binh lính Ukraine. Khi chúng ta giành lại được lãnh thổ từ tay đối thủ, sẽ có rất nhiều việc cho các tình nguyện viên , ông Putin nói.

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Đẹp, sang nhờ diện cặp đôi quần jeans và áo khoác mùa lạnh

Thời trang

11:20:48 05/11/2024
Áo khoác da nói riêng và trang phục da là niềm đam mê không lối thoát của những cô nàng sành điệu, sang chảnh. Tuy vậy tiết trời miền nhiệt đới là một trở ngại cho người yêu thích đồ da.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

Sức khỏe

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

Tin nổi bật

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.