Hàn Quốc ghi nhận 219.241 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ
Sáng 2/3, Hàn Quốc thông báo ghi nhận 219.241 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua – mức cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công nước này vào đầu năm 2020.
Đây cũng là ngày đầu tiên, số ca mắc mới trong 1 ngày tại Hàn Quốc vượt 200.000 ca.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca mắc mới tại Hàn Quốc trong ngày 2/3 đã tăng vọt so với tổng số ca 138.993 ghi nhận ngày trước đó. Khu vực thủ đô Seoul chiếm số đông các ca nhiễm mới do sự lây lan của biến thể Omicron, với 46.932 ca. Tỉnh Gyeonggi là địa phương của Hàn Quốc có số ca nhiễm mới cao nhất, 68.622 ca.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bang New South Wales của Australia ngày 2/3 ghi nhận số người mắc COVID-19 trong ngày vượt 10.000 ca, sau hơn hai tuần luôn giữ ở mức thấp hơn.
Thông báo của cơ quan y tế bang New South Wales cho biết, trong 24 giờ qua, địa phương đông dân nhất Australia có 10.650 ca nhiễm bệnh COVID-19, cao hơn 1.776 ca so với ngày hôm trước và gần gấp 2 lần so với ngày 28/2. Hiện 1.072 người nhiễm virus SAR-CoV-2 đang được điều trị tại các bệnh viện ở bang và 45 người trong số đó đang được chăm sóc đặc biệt.
Cùng ngày, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại thủ đô Canberra cũng ghi nhận con số kỷ lục mới, tính từ giữa tháng 1/2022, với 1.053 người/ngày. Trong khi đó, bang Victoria có 7.126 ca nhiễm mới và 28 ca tử vong.
Vào tối 2/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo ông có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Ông Morrison cho biết sẽ thực hiện cách ly tại nhà riêng ở thành phố Sydney theo quy định hiện hành. Trong thời gian cách ly, Thủ tướng Australia vẫn sẽ làm việc trực tuyến để xử lý các công việc của đất nước.
Australia chính thức mở cửa biên giới quốc tế cho mọi du khách kể từ ngày 21/2. Trong vòng một tuần sau khi mở cửa biên giới, số ca nhiễm bệnh COVID-19 của nước này vẫn tiếp tục ghi nhận mức sụt giảm kéo dài vài tuần qua, tại hầu hết các địa phương trong cả nước.
Tính đến hết ngày 28/2, đã có 93,59% người dân Australia hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cơ bản và 52,72% người tiêm liều vaccine tăng cường.
Kinh tế Iran vẫn tăng trưởng dù nguồn thu từ dầu mỏ giảm 91%
Các biện pháp trừng phạt do Mỹ tái áp đặt đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran từ năm 2018-2020 đã khiến doanh thu từ dầu mỏ của Iran giảm 91% và quốc gia Trung Đông này thất thu 98,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, Chính phủ Iran đã điều hành thành công nền kinh tế không có nguồn thu dầu mỏ.
Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 vào tháng 5/2018 đã ảnh hưởng nặng nề đến các lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ của Iran. Mỹ muốn xuất khẩu dầu thô của Iran giảm xuống 0 và hạn chế khả năng tiếp cận của Tehran đối với các nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.
Mặc dù xuất khẩu dầu của Iran chưa bao giờ giảm xuống 0, song giới chức Iran đã phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn khi bán và vận chuyển dầu ra thị trường bên ngoài. Do đó, Tehran đã cố gắng bù đắp các khoản thu ngoại tệ bị mất thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu. Đây được coi là một kế hoạch thành công của Tehran.
Theo một báo cáo mới đây do Bộ Ngoại giao Iran trình Quốc hội nước này, cuộc chiến kinh tế toàn diện đã khiến doanh thu từ dầu mỏ của Iran giảm khoảng 98,6 tỷ USD trong giai đoạn 2018-2020. Cái gọi là "gây áp lực tối đa" đang đè nặng lên nền kinh tế Iran và nước này không thể tiếp cận nguồn thu từ dầu mỏ của mình tại các ngân hàng ở những nước khác, bao gồm cả Hàn Quốc và Iraq (I-rắc). Vì vậy, Iran đã phải chịu áp lực ngày càng lớn khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và Tehran không thể mua thiết bị y tế và thuốc men.
Tác động của đại dịch COVID-19, sự sụt giảm mạnh trong nguồn thu từ dầu mỏ và tình hình không ổn định của nền kinh tế thế giới đã đẩy kinh tế Iran vào tình cảnh rất khó khăn. Doanh thu từ dầu mỏ của Iran năm 2020 đã ghi nhận mức thấp nhất trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, việc giá dầu giảm xuống dưới 20 USD/thùng vào mùa Xuân năm 2020 và không thể đạt mức trên 70 USD/thùng vào cuối năm ngoái cũng ảnh hưởng đến nguồn thu dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Nguồn thu từ dầu mỏ giảm mạnh khiến kinh tế Iran giảm 7,4% trong quý I/2019. Tuy nhiên, kinh tế Iran đã chứng kiến bước cải thiện rất khả quan khi đạt mức tăng trưởng 2,5% trong năm 2020, cho dù nước này không có nguồn thu từ dầu mỏ. Trong khi đó, nền kinh tế thế giới đã giảm 4% trong năm ngoái. Iran đã xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, bao gồm cả xăng, không chỉ sang khu vực Tây Á mà còn ra khắp thế giới và đặc biệt là ở thị trường Nam Mỹ.
Công nghệ giúp người dân Hàn Quốc giảm thời gian chờ xét nghiệm COVID-19 Nhằm giải quyết tình trạng nhiều người dân Hàn Quốc phải xếp hàng dài ở các trung tâm y tế, các trạm xét nghiệm lưu động tạm thời để được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 dưới cái nóng ban ngày hơn 30 độ C, cơ quan chức năng đã thiết lập một hệ thống điện tử giúp người dân có thể kiểm tra...