Hàn Quốc – game thủ trẻ đã có thể chơi game sau nửa đêm
Và dĩ nhiên là phải có sự quản lý của cha mẹ nhé. Song hành cùng chiều dài phát triển của các trò chơi điện tử, mỗi chính phủủ ca các quốc gia đều có những biện pháp khác nhau để kiểm soát mức độ tiêu thụ của người dùng. Từ thuở sơ khai với game 16-bit, nó đã chịu sự đánh giá của Ban kiểm duyệt Hoa Kỳ và châu Âu, còn ở Trung Quốc, lệnh cấm tuyệt đối việc buôn bán máy chơi game console đã từ rất lâu gần đây mới được gỡ bỏ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, điều luật thú vị nhất được ban hành từ trước đến nay được gọi là chính sách “tắt máy” được ban bố vào năm 2010, được thực hiện bởi Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc. Nó còn được đặt cho một cái tên “Luật lọ lem” vì mục đích của nó là ngăn chặn các thanh thiếu niên chơi game online quá nửa đêm. Và sau hơn 3 năm được ban hành, này bộ luật này đã có những dấu hiệu cải cách, sửa đổi.
Ảnh minh họa.
Theo đó, bộ luật này chủ yếu nhằm vào các đối tượng game thủ có tuổi đời dưới 16 tuổi. Một điều thiếu sót ở đây là nó lại không hướng vào các đối tượng khác, bao gồm cả những bậc phụ huynh bỏ bê con cái để tập trung vào thế giới ảo. Game console và game mobilecũng không thuộc diện quản lý của bộ luật này.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Cho tới giờ, người ta vẫn chưa hiểu được tác dụng thực sự của bộ luật này, có chăng chỉ là ngăn chặn sự cẩu thả, chơi game vô ý thức của một số thanh thiếu niên “nghiện” game online. Theo một bản báo cáo năm 2013, trẻ em từ độ tuổi 9-14 tuổi vẫn có khả năng chơi các trò chơi online trên điện thoại di động, game PC offline hay game console. Và do việc đăng ký ở đất nước này hoàn toàn phụ thuộc vào thẻ căn cước, cho nên một số game thủ trẻ đã “lách luật” bằng cách sử dụng số căn cước của cha mẹ, hoặc lén lút “mượn” chúng để đăng ký một tài khoản để có thể tiếp tục với thói quen chơi game của mình mà không bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa.
Bộ Gia đình và bình đẳng giới Hàn Quốc đã nhận ra yếu điểm của chính sách này, và cho rằng chính các bậc phụ huynh mới là người có quyền quyết định điều gì tốt nhất cho con cái của họ, chứ không phải phụ thuộc vào các chính sách của chính phủ, do vậy họ quyết định mang đến một cuộc cải cách. Theo đề xuất được sửa đổi mới nhất (sẽ có hiệu lực vào năm tới), các thanh thiếu niên sẽ có thể chơi game online sau nửa đêm, nhưng sẽ phải có sự đồng ý của cha mẹ chúng.
Ảnh minh họa.
Vậy, bạn cảm thấy thế nào đối với các lệnh cấm của chính phủ đối với việc chơi game? Bạn có nghĩ điều đó là thỏa đáng không? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận dưới đây.
Theo Gamesao
Game thủ có thật sự bị nhà phát hành hút máu?
Cho đến thời điểm hiện tại thì vấn đề nạp thẻ vào game luôn là đề tài nóng bỏng và gây tranh cãi nhất trong cộng đồng mạng. Từ giờ cho đến lúc kết quả được định ra thì hai từ "hút máu" vẫn nằm trong danh sách lời lẽ châm chọc phỉ báng NPH của game thủ. Không thể phủ định việc NPH đã và đang đưa ra những sự kiện cũng như tính năng đánh quá nặng vào túi tiền, nhưng nếu suy nghĩ theo một cách khách quan thì họ cũng chưa hề dùng đến phương pháp ép buộc người chơi đầu tư. Như vậy nói công bằng một chút phải chăng chúng ta nên xem xét lại sự thật là NPH hút máu hay game thủ tự hiến máu?.
Một cuộc tranh luận không thể đi đến hồi kết chỉ xuất hiện khi có hai lý do. Thứ nhất là cả hai phe đều có những phân tích biện giải hợp tình hợp lý khó phản bác. Lý do thứ hai có vẻ hay xuất hiện hơn là chẳng cần biết mình đúng hay sai cứ cố cãi cho bằng được thì thôi. Như vậy cho dù sự thật sờ sờ ra đó cũng chẳng ai muốn công nhận nó bởi ngôn luận là tự do. Có lẽ vì vậy nên các cuộc tranh luận liên quan đến game thường đi vào bế tắc bởi sự đông đúc, phức tạp của cộng đồng mạng cùng lập luận mang tính "bướng bỉnh" của họ.
Game thủ chỉ đứng ở góc nhìn của mình để đánh giá
Người trong cuộc thì thường u mê và người ngoài cuộc sẽ sáng suốt hơn cả là chân lý khá đúng đắn khi áp dụng ở vấn đề này. Game thủ đóng vai trò kẻ trong cuộc, họ nên dùng thái độ bình tĩnh kiềm chế để có thể suy nghĩ một cách cẩn thận cặn kẽ nhất. Việc làm này quá khó khăn với bất kì ai bởi chẳng hơi đâu mà quan tâm đến cảm nhận của đối phương.
Tuy nhiên hãy thử đặt mình vào phương diện của phe bạn ít nhất một lần đủ để hiểu tâm trạng hai bên cũng chẳng khác gì nhau. Trở lại nội dung chính thì đã từng nhắc đến ở một số bài viết trước đây, mối quan hệ giữa NPH và người chơi là cung - cầu. Như vậy chắc chắn nó mang tính hợp tác sòng phẳng cùng phát triển, anh đưa cho tôi mặt hàng nên tôi gửi trả anh tiền.
Trở lại thời gian cách đây hơn chục năm với những tựa game miễn phí, người chơi không cần nạp thẻ và cũng ít có đại gia nhưng vẫn mạnh. Tuy nhiên tiền nào của đó, sự phát triển trong việc nâng cấp cấu hình nội dung kéo theo giá trị cũng gia tăng, bạn muốn chơi thì dĩ nhiên phải trả tiền.
Có nhiều game thủ luôn ám thị mình rằng game là để giải trí, không có gì phải ăn thua đủ hay đầu tư cho nó tốn kém. Suy nghĩ này quả thật sai lầm bởi nếu cả 10 người đều không nạp thẻ thì lấy đâu ra game cho cộng đồng mạng cày kéo free?. Cho dù sản phẩm đó là game lậu, webgame và NPH không mất tiền bản quyền thì còn rất nhiều khoản khác phải thanh toán như lương nhân viên, máy chủ, hoa hồng cho đối tác...Nếu chỉ dựa vào mức giá một tuần 50 ngàn đồng như cách chơi hiện nay của các thành viên thì chắc chắn thị trường game Việt chỉ còn tồn tại game offline câu cá bắn chim.
Một sự thật ngay trước mắt nữa mà game thủ không chịu nhìn ra đó là NPH Việt Nam chưa đủ khả năng làm ra game nên tất cả sản phẩm trong nước hầu hết đều nhập ngoại. Do đó khái niệm NPH với NSX mới ra đời cùng những vai trò vị trí hoàn toàn khác biệt. NSX sáng tạo thành phẩm và NPH sẽ đưa thành phẩm đó tới công chúng. Như vậy nội dung bên trong của game hoàn toàn giữ nguyên vẹn từ lúc xuất xưởng bao gồm cả sự kiện và mức giá đồ đạc bên trong. NPH không thể thay đổi tỉ lệ giá cả này, nếu người chơi muốn tìm ra kẻ xứng đáng danh hiệu hút máu thì cần tìm trực tiếp NSX để chỉ trích.
Hút máu và tự hiến máu hoàn toàn khác biệt
Game thủ có quyền chỉ trích, quay lưng với NPH nhưng không nên dùng việc so sánh đồng tiền với thế giới ảo ví dụ như "nạp tiền mua đồ ảo là ngu". Hiện nay trên thế giới việc khẳng định giá trị của đồ ảo đã trở nên rộng rãi và phổ biến huống chi nó mang lại niềm vui tinh thần to lớn cho người sở hữu nên phủ định nó là một hành động đáng buồn.
Chúng ta chỉ có thể phân biệt tiền tệ, mức giá của game theo kiểu mắc rẻ để rồi tránh xa chứ sử dụng từ "hút máu" liên tục trên tất cả NPH là không phù hợp. Họ có chiến lược kinh doanh riêng và nếu đặt quá nặng vào lợi nhuận thì chỉ có chết yểu. Nếu đem bàn cân ra so sánh thì tựa game bị bạn chê hút máu rẻ hơn nhiều so với một tựa game khác cùng loại. Như vậy muốn nhận định chúng có hút máu hay không cần nhìn nhận khách quan hay tìm hiểu ý kiến của người có kinh nghiệm.
Cho dù NPH đó hút máu thật thì cũng tiến hành công khai. Quá trình này giống như một vị lái buôn bày mặt hàng của mình ra và ghi rõ tỉ lệ quy đổi hay giá cả món hàng. Bạn đóng vai trò khách hàng thì ưu tiên là quyền lợi tự quyết định được có mua hay không. Sự chủ động hoàn toàn nằm về phía game thủ.
Nếu thấy nó quá đắt thì tốt nhất nên bỏ đi và không quan tâm tới nữa. Người chơi này không mua thì sẽ có kẻ khác chịu mua vì đó là quy luật tất yếu của một mối quan hệ cung cầu. Rất tiếc là những khách hàng đã bỏ đi lại tỏ ra khó chịu và muốn vùi dập triệt để quầy hàng của NPH trên nên quay ra ném đá chê họ hút máu. Xin khẳng định rằng những đối tượng bị hút máu chắc chắn mang tính tự nguyện bởi NPH không thể uy hiếp hay đe dọa họ nạp tiền huống chi pháp luật Nhà Nước quy định rất khắt khe với game online.
Đồng tiền đi liền khúc ruột, chẳng ai tự dưng mang tiền giao nộp mà không lý do. Một khi đã giao thì lại càng không nên hối hận. Vậy mà hiện nay vẫn xảy ra tình trạng game thủ không nạp tiền nhưng cũng không muốn người khác nạp để phản đối NPH; họ nạp tiền xong lại tiếc nuối nên quay ra chửi bới NPH để gỡ gạc lại và biến hình tượng của các đơn vị kinh doanh game thành kẻ cướp hay kẻ đi hút máu trắng trợn.
Theo Gamesao
PK trong Sát Thần VTC đấu trường không võ đài mà đầy khắc nghiệt Đối với các tựa game thể loại MMOARPG, một trong những yếu tố để đánh giá độ hấp dẫn chính là tính năng PK. PK là thuật ngữ chẳng xa lạ gì đối với game thủ Việt - hiểu đơn giản nghĩa là "chiến" mọi nơi mọi lúc. Và tựa gMO sắp ra mắt trong tháng 9 của VTC Game - Sát Thần...