Hàn Quốc đưa tên lửa Naro-1 vào bệ phóng
Hàn Quốc vào hôm nay (27.11) đã bắt đầu bước chuẩn bị cuối cùng cho nỗ lực phóng tên lửa mang vệ tinh vào quỹ đạo trong tuần này, với việc đưa tên lửa đến bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam nước này.
Hãng tin Yonhap cho biết, tên lửa KSLV-1, còn được gọi là Naro-1, theo dự kiến sẽ rời bệ phóng vào ngày 29.11 tới.
Tên lửa KSLV-1 của Hàn Quốc – Ảnh: AFP
Video đang HOT
“Việc chuyển tên lửa Naro-1 vào bệ phóng đã hoàn tất lúc 9 giờ 31 phút sáng nay 27.11 (giờ địa phương)”, Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) cho biết trong một tuyên bố.
KARI là nhà chế tạo chính của tầng thứ hai tên lửa Naro-1 trong khi tầng đầu tiên của tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn gồm hai tầng này do Trung tâm Nghiên cứu và Chế tạo không gian Khrunichev (Nga) thực hiện.
Được biết, kế hoạch phóng vào ngày 29.11 tới sẽ là nỗ lực thứ ba tự đưa vệ tinh vào vũ trụ của Hàn Quốc, sau hai lần thất bại vào năm 2009 và 2010.
Theo TNO
Hàn Quốc hoãn phóng tên lửa tới cuối tháng
Hàn Quốc vừa hoãn phóng một vệ tinh quan trọng tới tuần cuối của tháng 11 do sự chậm trễ trong việc chuyển giao bộ phận tên lửa từ Nga.
Tên lửa KSLV-1 được hạ xuống khỏi bệ phóng hôm 26/10 để kiểm tra sự cố. Ảnh: AP
"Chúng tôi dự định thông báo với các cơ quan quốc tế về khoảng thời gian phóng tên lửa mới, vào giữa ngày 23 và 30/11", ông Yang Sung-kwang, Giám đốc Chính sách Nghiên cứu và Phát triển, thuộc Bộ Khoa học Hàn Quốc, vừa cho biết.
Sau hai lần phóng thất bại năm 2009 và 2010, vụ phóng thử lần này được coi là có ý nghĩa quyết định đối với Hàn Quốc. Đây là nỗ lực của Seoul để gia nhập câu lạc bộ những nước có thể phóng tên lửa mang vệ tinh vào vũ trụ, trong đó có các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Vụ phóng tên lửa ban đầu được dự kiến diễn ra ngày 26/10 nhưng lại bị hủy vào phút chót sau khi các kỹ sư phát hiện một vỏ cao su bị rách trong phần nối giữa bệ phóng và tầng thứ nhất của tên lửa. Tên lửa KSLV-1 nặng 140 tấn của Hàn Quốc có tầng thứ nhất do Nga sản xuất, trong khi tầng thứ hai của nó chạy bằng nhiên liệu rắn và do Hàn Quốc tự chế tạo.
Phần vỏ bị hỏng được gửi trả về cho nhà sản xuất Nga xem xét và khoảng thời gian phóng mới được ấn định từ ngày 9 đến 24/11, nhưng việc Nga trì hoãn gửi trả bộ phận thay thế đã gây ra lần hoãn phóng thứ hai. Ngày phóng được đưa ra trước cho các cơ quan quốc tế nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với các tàu thuyền và máy bay trong khu vực.
Một quả tên lửa của Hàn Quốc năm 2009 đã vào được quỹ đạo nhưng quá trình phân tách tầng tên lửa thứ hai gặp sự cố khiến vệ tinh không thể được triển khai. Năm 2010, một quả tên lửa khác của Hàn Quốc nổ sau hai phút được phóng lên, khiến cả Nga và Hàn Quốc đổ lỗi cho nhau. Hàn Quốc được coi là người đến sau trong thế giới công nghệ vũ trụ. Nếu đạt được thành công trong lần phóng tên lửa này, nó sẽ là một bước đà tốt để Seoul thực hiện tham vọng vũ trụ của mình.
Theo VNE
Hàn Quốc hồi hộp trước đợt phóng vệ tinh lần ba Vào ngày mai 26.10, Hàn Quốc sẽ lần thứ ba nỗ lực phóng tên lửa đầu tiên do nước này tự sản xuất. Đây là vụ phóng mang tính chất sống còn đối với một dự án đưa vệ tinh vào vũ trụ của nước này. Tên lửa đẩy Korea Space Launch Vehicle (KSPV) dự kiến sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ...