Hàn Quốc đòi Triều Tiên trả nợ tiền
Hàn Quốc hôm nay tuyên bố những hành động khiêu khích của Triều Tiên đang “vượt quá giới hạn” và yêu cầu láng giềng hoàn trả các khoản tiền cho vay trước đây.
Quân đội Triều Tiên. Ảnh: AFP
Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan giải quyết các vấn đề giữa hai nước, tuyên bố Triều Tiên phải ngay lập tức ngừng đe dọa và vu khống Tổng thống Lee Myung-bak.
Bình Nhưỡng nhiều tháng qua liên tục có những lời lẽ chỉ trích nặng nề ông Lee và các lãnh đạo Hàn Quốc. Nước này đe dọa “thánh chiến” chống lại láng giềng nhằm trả đũa thái độ mà Bình Nhưỡng cho là xúc phạm đến các vị lãnh đạo đáng kính trong thời gian diễn ra kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Hồi đầu tuần, quân đội Triều Tiên lại đe dọa sẽ tấn công tên lửa vào trụ sở của 7 hãng truyền thông Hàn Quốc. Nước này thậm chí liệt kê rõ tọa độ của một số trụ sở và cho biết các đơn vị tên lửa cùng các lực lượng khác đã nhắm thẳng vào những tòa nhà này.
“Những lời đe dọa đó đang đi quá giới hạn cho phép trong quan hệ liên Triều”, AFP dẫn lời người phát ngôn Kim Hyung-Suk của Bộ Thống nhất nói.
“Chúng tôi một lần nữa nghiêm túc yêu cầu Triều Tiên ngay lập tức dừng các hành động khiêu khích”, ông Kim nói thêm.
Video đang HOT
Ông cũng yêu cầu Bình Nhưỡng hoàn trả khoản tiền cho vay dưới dạng viện trợ lương thực từ năm 2000 đến 2007. Hạn thanh toán đợt đầu là 7/6 vừa qua với một phần tiền gốc và lãi là 5,83 triệu USD.
“Quan điểm của chính phủ chúng tôi là các khoản vay phải được hoàn trả đúng thỏa thuận. Chúng tôi yêu cầu Triều Tiên nghiêm túc thực hiện đúng cam kết”, ông nói và tuyên bố Seoul có thể tiến hành các bước đi cứng rắn hơn nếu Bình Nhưỡng không trả tiền.
Seoul đã gửi thông báo đòi nợ thông qua ngân hàng Xuất Nhập khẩu hồi tháng 5 và vừa gửi thêm thông báo thứ hai hôm qua. Nước này đã cung cấp cho Triều Tiên khoảng 2,6 triệu tấn lương thực trị giá 720 triệu USD, chia thành 6 lần vận chuyển trong 7 năm. Tiền nợ được thành toán dựa trên hình thức cho vay dài hạn lãi suất thấp, trong khi một lượng phân bón lớn trị giá hơn 680 triệu USD cũng được Seoul cấp miễn phí cho Triều Tiên trong giai đoạn đó.
Hàn Quốc cũng cho Triều Tiên mượn thiết bị và nguyên vật liệu trị giá 140 triệu USD để xây dựng đường sá và 88 triệu USD để phát triển công nghiệp nhẹ cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hỗ trợ đã chấm dứt khi Tổng thống Lee lên nhậm chức đầu năm 2008 và thực hiện chính sách cứng rắn với Triều Tiên.
Theo VNExpress
Argentina nổi giận với chuyến ra đảo của Hoàng tử Anh William
Argentina đã nổi giận sau khi phía Anh cho biết sẽ điều động Hoàng tử William tới quần đảo Falkland mà Argentina cũng tuyên bố chủ quyền. Buenos Aires gọi đây là "hành động khiêu khích".
Phía Anh cho biết việc điều động Hoàng tử William phục vụ việc huấn luyện như một phi công cứu hộ trực thăng là bình thường.
Dự kiến, William sẽ có mặt tại quần đảo Falkland trong 6 tuần vào tháng 2 và tháng 3 năm sau.
Nhưng ông Sebastian Brugo Marco, từ Bộ Ngoại giao Argentina, nói rằng nước này không thể lờ đi mục đích chính trị của sứ mệnh.
Chuyến đi của Hoàng tử William sẽ diễn ra ngay trước khi Anh kỷ niệm 30 năm đánh bại Argentina trong cuộc chiến tại quần đảo Falkland.
Argentina khẳng định chủ quyền với quần đảo Falkland mà quốc gia Nam Mỹ gọi tên là Las Malvinas.
"Đó là một hành động khiêu khích hơn cho thấy sự hiện diện quân sự của Anh tại một khu vực hoà bình nơi không có xung đột vũ trang", ông Marco, quan chức chịu trách nhiệm về lãnh thổ Nam Đại Tây Dương, nói trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion.
"Không thể phớt lờ mục đích chính trị của sứ mệnh quân này vì Hoàng tử William là thành viên của hoàng gia Anh", ông Marco nói.
Chú của William, Hoàng tử Andrew từng phi công trực thăng trong cuộc xung đột năm 1982. Khi đó, Argentina đã tấn công quân Anh trên quần đảo Falkland, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh Falkland kéo dài hơn 2 tháng vốn cướp đi sinh mạng của 649 binh sỹ Argentina và 255 lính Anh.
Anh đã giành thắng lợi trong cuộc chiến nhưng kể từ đó Argentina vẫn muốn giành lại chủ quyền đối với phần lãnh thổ này.
Quần đảo Falkland.
Hồi đầu năm, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner gọi Anh là "ngạo mạn" khi từ chối đàm phán về quần đảo.
Chính phủ của bà Kirchner đã đẩy mạnh chiến dịch giành lại chủ quyền quần đảo hồi năm 2010 sau khi Anh bắt đầu thăm dò dầu khí trong vùng biển quần đảo Falkland.
Thủ tướng Anh David Cameron thì nói không có cuộc đàm phán nào về vị thế của quần đảo trừ khi người dân trên quần đảo này muốn vậy.
Quần đảo Falkland là một quần đảo ở Nam Đại Tây Dương, cách bờ biển Argentina 483 km. Quần đảo gồm hai đảo chính, Đông Falkland và Tây Falkland, cùng hơn 776 đảo nhỏ. Stanley, nằm trên đảo Đông Falkland, là thành phố trung tâm.
Argentina nói nước này có chủ quyền với Malvinas vì thừa kế quần đảo từ nhà vua Tây Ban Nha vào đầu những năm 1800. Anh giành quyền kiểm soát Falkland từ phía Argentina vào năm 1833.
Theo Dân Trí
Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông? Trong bản tin tối 19/6, hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết báo Văn Hối ngày 18/6 đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông...